(HBĐT) - Trước đợt rét đậm, rét hại của mùa đông năm nay, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, dự trữ thức ăn, gia cố chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng nhằm ủ ấm, tránh dịch bệnh, giảm tối đa thiệt hại cho đàn vật nuôi.


Anh Bùi Văn Duẩn, xóm Luông Dưới, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) che chắn chuồng trại, giữ ấm cho trâu, bò.

Ngổ Luông là xã vùng cao, nền nhiệt độ thấp hơn địa bàn huyện từ 7 - 80C, thời tiết khắc nghiệt về mùa đông, thường xuyên xảy ra sương muối, có thời điểm nhiệt độ xuống mức 4 - 50C. Xã có tổng đàn trâu, bò 854 con, lợn 836 con, gia cầm 10.000 con, dê 146 con. Những năm trước đây, sau mỗi mùa đông, đàn gia súc của xã thiệt hại đáng kể, đỉnh điểm năm 2015, toàn xã thiệt hại nặng nề với 144 con trâu, bò chết rét, số còn lại sút cân, thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Nguyên nhân do hiện tượng sương muối xảy ra thường xuyên, người dân vẫn còn thói quen thả rông gia súc, không xây dựng chuồng trại kín đáo, chắc chắn, rơm rạ sau khi thu hoạch đốt ngay tại ruộng, không tích trữ làm thức ăn, ủ ấm cho vật nuôi. Bên cạnh đó, việc chủ quan, lơ là của người dân dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục gây chết hàng loạt, đỉnh điểm năm 2019 toàn xã chết 84 con trâu, bò vì dịch bệnh. Do vậy, công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc thời gian gần đây luôn được xã quan tâm, chú trọng.

Đồng chí Bùi Thị Thảo, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thời gian qua, xã đã tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tập quán thả rông gia súc, xây dựng chuồng trại kiên cố, kín đáo, tích trữ thức ăn, ủ ấm cho đàn vật nuôi để giảm tình trạng trâu, bò chết rét. Bên cạnh đó, tổ chức tiêm phòng, phun khử trùng chuồng trại, khuyến cáo người dân giám sát, phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Nhờ đó, số lượng vật nuôi chết vì đói, rét, dịch bệnh giảm dần qua từng năm”.

Chủ động sớm trước mùa đông năm nay, xã đã triển khai nhiều phương án phòng, chống đói, rét cho gia súc tới các thôn, xóm. Công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc chuồng trại, tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục được thực hiện đối với hầu hết số trâu, bò toàn xã, đạt tỷ lệ hàng năm trên 90%. Xã tuyên truyền, cử cán bộ hướng dẫn đến từng hộ chăn nuôi cách che chắn chuồng trại đúng cách, vận động người dân trồng nhiều cỏ voi, tích trữ rơm, rạ sau mùa gặt, không đem đốt bỏ.

Anh Bùi Văn Duẩn, hộ chăn nuôi ở xóm Luông Dưới cho biết: "Nhiều năm trước đây, do chủ quan, không chú trọng gia cố chuồng trại, gia súc còn thả rông nên sau mỗi mùa đông, đàn gia súc đều sút cân, có con bị chết rét, thiệt hại nhiều về kinh tế. Năm 2015, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, gia đình thiệt hại toàn bộ 6 con trâu, bò, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Rút kinh nghiệm từ đó, tôi đã xây dựng chuồng trại kín đáo, chủ động tích trữ thức ăn cho gia súc nhằm tăng sức chống chọi với thời tiết. Đồng thời, theo dõi tình trạng sức khỏe đàn vật nuôi, báo cáo với xã kịp thời nếu phát hiện triệu chứng dịch bệnh. Nhờ đó, thời gian gần đây, đàn gia súc khỏe mạnh, không còn thiệt hại sau mỗi mùa đông".

Bà Bùi Thị Chựng, xóm Luông Dưới cho biết: "Gia đình tôi nuôi 3 con bò, 7 con lợn. Theo sự chỉ đạo của xã, trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt năm nay, tôi đã tích trữ rơm, rạ từ sớm, trồng thêm cỏ voi nhằm tạo nguồn thức ăn dự trữ , che chắn chuồng trại kín đáo, vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh. Vài năm gần đây, gia đình không có trâu, bò chết rét hay dịch bệnh”.

Theo dự báo, tình hình thời tiết mùa đông năm nay diễn biến phức tạp, đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiệt độ giảm sâu, do đó, xã tuyên truyền người dân tập trung phòng, chống đói, rét, tiêm phòng cho gia súc, vệ sinh chuồng trại. Trưởng xóm, cán bộ nắm địa bàn nhắc nhở người dân hạn chế thả rông trâu, bò. Theo dõi thường xuyên biểu hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi, dập tắt dịch bệnh kịp thời không để lan rộng, gây thiệt hại kinh tế đến hộ chăn nuôi.


Hoàng Anh


Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục