(HBĐT) - Năm 2021, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa to, có nơi mưa rất to, gây thiệt hại đến sản xuất và cuộc sống người dân. 

Đã có 2 người chết và 5 người bị thương do sạt lở đất tại huyện Đà Bắc và bị sét đánh ở huyện Lạc Thủy. Nhiều tuyến đường giao thông, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế bị sạt lở, ách tắc phải xử lý. Có 294 nhà bị thiệt hại, trong đó, 6 nhà thiệt hại trên 70%, 7 nhà thiệt hại từ 50 - 70%, 46 nhà thiệt hại từ 30 - 50%, 72 nhà thiệt hại dưới 30% và di dời khẩn cấp 159 nhà; có 3 hộ bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 39,4 tỷ đồng (do dông lốc, mưa đá, sét 3,6 tỷ đồng, sạt lở 35,8 tỷ đồng).



Năm 2021, mưa lũ gây sạt tuyến đường 435 (khu vực TP Hòa Bình) hiện vẫn phải khắc phục.

UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), khắc phục hậu quả mưa lũ gây ra theo phương châm "4 tại chỗ"; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại; thường xuyên cử người xuống các xã để hướng dẫn, chỉ đạo sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực có nguy cơ bị sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác khắc phục. Chính quyền địa phương nơi xảy ra thiên tai chủ động huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả mưa lũ; tạm thời khắc phục các điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông để đảm bảo lưu thông; có phương án sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở; triển khai dọn dẹp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, làm sạch nguồn nước để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất.

Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT - cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh vẫn còn những vấn đề cần được khắc phục trong công tác PCTT&TKCN. Người dân còn chủ quan, chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng khi có thiên tai (dông, lốc, sét, mưa lớn) xảy ra. Một số địa phương, lực lượng chức năng còn chủ quan trong việc đưa ra cảnh báo về thiên tai cho người dân biết, phòng tránh; khi thiên tai xảy ra chưa chủ động, kiên quyết di dời đối với các hộ gia đình nằm trong vùng ảnh hưởng và có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Phương án, các kịch bản ứng phó với thiên tai mang nhiều tính lý thuyết, chưa sát với thực tế, dẫn đến việc ứng phó với sự cố thiên tai còn nhiều lúng túng. Còn nhiều trường hợp, chính quyền địa phương vẫn để người dân khi có thiên tai, mưa lũ chưa chịu di dời, hoặc vẫn để người và phương tiện đi qua ngầm tràn, đánh bắt thủy sản khi nước lũ dâng cao...

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 90 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét với 5.439 hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai, trong đó đã ổn định cho 1.760 hộ với 6.305 nhân khẩu; 3.679 hộ chưa bố trí ổn định với 14.959 nhân khẩu. Để bảo đảm bảm an toàn, tính mạng của người dân, cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đề ra giải pháp PCTT năm 2022, yêu cầu các cấp, ngành tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Trong đó, tập trung một số giải pháp cụ thể như: Sớm kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN; tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp để đảm bảo việc sẵn sàng công tác chỉ đạo, chỉ huy từ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết được chủ động, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất là đối với các địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách. Hoàn thiện phương án PCTT thích ứng với biến đổi khí hậu, tích hợp vào quy hoạch phát triển KT-XH chung của toàn tỉnh, làm cơ sở cho phát triển bền vững.

Rà soát, xác định chính xác các khu vực trọng điểm, xung yếu; phân loại và đánh giá mức độ an toàn tất cả các hồ chứa trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực, từng công trình; có phương án bố trí lực lượng và phân bổ kinh phí cụ thể, sát với thực tế và điều kiện từng địa phương; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, tổng hợp tình hình và đề xuất UBND tỉnh các biện pháp đối phó khi có tình huống xảy ra.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác xây dựng các khu tái định cư cho Nhân dân vùng thiên tai, đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân và tạo nguồn sinh kế bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng tránh thiên tai. Rà soát khu vực nguy cơ cao thiên tai để xây dựng phương án, kịch bản ứng phó, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là về người….


L.C

Các tin khác


Ngày 12/12, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa chuyển rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay, 12/12, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét với nền nhiệt thấp nhất ở Bắc Bộ 14-17 độ C, vùng núi cao dưới 12 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ 16-19 độ C.

Thời tiết ngày 10/12: Bắc Bộ xuất hiện mưa dông, trời rét về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì mức nhiệt thấp nhất 16 độ C vào ban đêm do không khí lạnh tăng cường tràn xuống.

Đêm 9/12: Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ xuất hiện mưa dông, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết Hà Nội duy trì mức nhiệt thấp nhất 16 độ C vào ban đêm do một đợt không khí lạnh tăng cường tràn xuống chi phối thời tiết Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khiến nền nhiệt giảm, mưa dông xuất hiện nhiều nơi. Đợt rét này duy trì đến ngày 10/12 với đặc điểm rét về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội là 16 độ C. Ban ngày, tiết trời dễ chịu hơn với mức nhiệt dao động 19-23 độ C.

Xã Thạch Yên: Chủ động phòng, chống rét cho người và gia súc

(HBĐT) - Nằm ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển, Thạch Yên là xã vùng cao của huyện Cao Phong. Địa hình đa phần là đồi núi, nhiệt độ vào mùa đông thấp hơn so với các vùng lân cận, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ khiến trâu, bò chết rét. Cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo ban ngành, đoàn thể, ban công tác mặt trận các xóm thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra.

Thời tiết ngày 9/12: Không khí lạnh gây mưa nhỏ tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 9/12, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.

50 cán bộ, hội viên, phụ nữ tập huấn bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 2 ngày 7 - 8/12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình tập huấn thực hành truyền thông về bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới năm 2021 cho 50 cán bộ, hội viên, phụ nữ của 2 xã Thịnh Minh và Hợp Thành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục