(HBĐT) - Nằm ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển, Thạch Yên là xã vùng cao của huyện Cao Phong. Địa hình đa phần là đồi núi, nhiệt độ vào mùa đông thấp hơn so với các vùng lân cận, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ khiến trâu, bò chết rét. Cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo ban ngành, đoàn thể, ban công tác mặt trận các xóm thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra.


Hộ ông Bùi Văn Nông, xóm Um, xã Thạch Yên (Cao Phong) chủ động tích trữ rơm rạ, tăng khẩu phần ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông. 

Tìm hiểu thực tế, dọc các tuyến đường liên xóm, nhiều hộ dân chủ động tích trữ rơm, rạ khô, trồng thêm cỏ voi để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông. Tại hộ ông Bùi Văn Nông, xóm Um, chuẩn bị đón đợt không khí lạnh tăng cường, ông sử dụng nilon, bạt, căng dây quanh khu vực chuồng trại để che chắn, giữ ấm cho đàn vật nuôi. Ông Nông chia sẻ: "Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, cùng với đó sương muối, sương mù xuất hiện khiến độ ẩm cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn gia súc. Với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, trước khi thời tiết chuyển lạnh, gia đình chủ động vệ sinh chuồng trại, giữ khô nền, ấm chuồng. Tuyệt đối không chăn thả gia súc trong thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài”. 

Trước đây, nhiều hộ trên địa bàn có thói quen thả rông trâu, bò để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên vào mùa đông gia súc dễ mắc bệnh, chết cóng do nhiệt độ xuống thấp. Nền nhiệt bình quân trên địa bàn xã thường thấp hơn các vùng thấp từ 3 - 40C. Cao điểm trong khoảng thời gian tháng 12 đến tháng 2 thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, nhất là vào buổi tối và sáng sớm hiện tượng sương muối khiến trâu, bò chết cóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng... 

Phát triển chăn nuôi đại gia súc được xác định là một trong những mô hình kinh tế mũi nhọn, giúp người nông dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Theo rà soát, toàn xã hiện có trên 1.600 con trâu, bò. Để chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của thời tiết gây ra, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Phân công cán bộ chủ động phối hợp ban công tác mặt trận các xóm tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng, chống đói, rét tại cơ sở. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dự báo thời tiết để chủ động che chắn chuồng trại, đảm bảo giữ ấm cho đàn gia súc. Chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn như: rơm, rạ; thân, lá cây ngô; ngọn mía, lá mía...; bổ sung thức ăn tinh, các loại khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Tuyên truyền, vận động Nhân dân trong thời điểm rét đậm, rét hại không chăn thả gia súc khi nhiệt độ xuống dưới 120C. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ nhằm nâng cao sức đề kháng trước các loại dịch bệnh. 

Trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân, một số bệnh phổ biến thường gặp về đường hô hấp, tiêu hóa đối với người già và trẻ nhỏ. Xã đã chỉ đạo trạm y tế phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động giữ ấm cơ thể. Tăng cường khẩu phần ăn, đảm bảo cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Hạn chế ra khỏi nhà khi nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là buổi tối và sáng sớm. Nếu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được y, bác sỹ thăm khám, tư vấn điều trị bệnh.

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Mùa đông năm nay đến sớm hơn mọi năm, tuy nhiên chưa xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh. Do đó chưa có  thiệt hại về gia súc, sức khỏe của Nhân dân được đảm bảo. Tuy nhiên, không chủ quan trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, xã tiếp tục chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản của Nhân dân; đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương. 

Đức Anh


Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục