(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 28/01 (26 - 27 tháng Chạp) đến ngày 3/2 (mùng 3 Tết Nhâm Dần) và các ngày tiếp theo, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời có khả năng chuyển rét đậm, rét hại với nhiệt độ thấp nhất từ 10 - 140C, vùng núi cao có nơi dưới 50C, có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá, băng giá, mưa tuyết và kéo dài liên tục trong những ngày Tết. Nhằm chủ động trong công tác ứng phó với điều kiện bất thuận có thể tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đảm bảo an toàn cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số giải pháp sau:


Nông dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) khẩn trương thu hoạch nông sản phục vụ thị trường dịp Tết và nhằm tránh thiệt hại do đợt mưa, rét sắp tới.

 

Về sản xuất trồng trọt:
- Với diện tích lúa đã cấy cần duy trì mực nước trong ruộng từ 3 - 5cm để giữ ấm cho cây; tuyệt đối không bón thúc phân đạm trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 150C. Đối với diện tích lúa bị chết do rét cần sớm dặm lại và chăm sóc kịp thời khi thời tiết ấm. Diện tích mạ đã gieo cần chủ động che phủ nilon phòng tránh rét và hạn chế nguồn rầy di trú gây hại cho mạ; tưới đủ nước, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp để giữ ấm cho mạ; không bón bổ sung phân đạm trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị thêm lượng giống dự phòng để gieo mạ bổ sung nếu rét kéo dài làm mạ chết nhằm đảm bảo đủ mạ cho gieo cấy; sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 130 ngày) như VNR 20, Thiên ưu 8, MĐ1, LTH31, P6ĐB,... 

Chuẩn bị đầy đủ vật tư nông nghiệp để khẩn trương gieo cấy tập trung trong khung thời vụ khi thời tiết thuận lợi. Chủ động tu bổ, nạo vét kênh mương, tích nước tại các hồ đập đảm bảo đủ nước cho việc gieo cấy và tưới dưỡng cho diện tích lúa đã cấy. Khuyến cáo nông dân bón lót đủ phân hữu cơ, phân lân; không bón lót đạm đơn; đối với những vùng sử dụng phân NPK chứa lân chậm tan để bón lót trước cấy cần bón bổ sung thêm phân lân nung chảy (5 - 7 kg cho mỗi sào Bắc Bộ). Cần tập trung chăm sóc ngay sau cấy vào những ngày thời tiết ấm như bón thúc phân, làm cỏ sục bùn để cây lúa sớm hồi xanh, đẻ nhánh. Kiểm tra, theo dõi thường xuyên sự xuất hiện của rầy lưng trắng trên ruộng mạ và lúa mới cấy để có biện pháp phòng trừ rầy kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế rầy lan truyền virus bệnh lùn sọc đen Phương Nam ra diện rộng.

- Đối với cây rau màu: Không gieo trồng các cây rau màu khi thời tiết còn rét đậm, rét hại. Với diện tích rau đã trồng tủ kín gốc bằng xác thực vật; tưới đủ nước hàng ngày, không để ruộng quá khô để hạn chế tác động của rét đậm, rét hại; ngừng bón thúc, đặc biệt là phân đạm trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Ở vùng núi cao cần tưới phun rửa lá cây vào buổi sáng để hạn chế sương muối.

- Đối với nhóm cây ăn quả: Cần có các biện pháp làm vòm nilon cho vườn cây giống, đặc biệt nơi có cường độ gió mạnh, xuất hiện rét đậm, rét hại và sương muối. Áp dụng các biện pháp bảo vệ vườn cây đang giai đoạn kiến thiết và thời kỳ kinh doanh như ủ gốc giữ ấm cho cây bằng vật liệu hữu cơ, tưới nước đủ ẩm. Khi có thời tiết sương muối, rét đậm, rét hại cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tích cực như tưới phun lên tán cây để rửa sương muối vào sáng sớm.

Về chăn nuôi: Tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi; sửa chữa, che chắn chuồng trại; có kế hoạch, phương án phòng chống đói rét, cho đàn vật nuôi. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn thô, xanh như: rơm, rạ; thân cây ngô; ngọn mía, lá mía… lượng thức ăn dự trữ đáp ứng cho trâu, bò đảm bảo bình quân 20-30kg thức ăn thô xanh hoặc 5-7 kg rơm, cỏ khô/con/ngày; bổ sung thức ăn tinh, các loại khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét.

Di chuyển đàn trâu, bò thả rông trên rừng về nuôi nhốt tại chuồng; trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 12°C không nên cho trâu, bò làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để quản lý và chăm sóc; sưởi ấm cho vật nuôi (đặc biệt gia súc non) trong những ngày giá rét để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho đàn gia súc. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện khai báo đầy đủ đàn vật nuôi với chính quyền cấp xã theo quy định của pháp luật về chăn nuôi và làm cơ sở để cho việc hỗ trợ thiệt hại khi gia súc bị chết do đói rét. 


H.N (TH)

Các tin khác


Chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Ngày 24/1, Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công văn số 12/BCH-VP về việc chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tăng cường chăm sóc, phòng ngừa sinh vật gây hại trên lúa xuân

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư, các đợt rét đậm, rét hại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới. Một số đối tượng sâu bệnh hại có thể phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn mạ, lúa mới cấy và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Do đó, những ngày này, ngành nông nghiệp và các địa phương thường xuyên bám sát đồng ruộng, phát hiện sớm, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, góp phần sản xuất vụ xuân giành thắng lợi, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường

(HBĐT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TN&MT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao ý thức, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Quyết liệt triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

(HBĐT) - Ngày 20/1, Sở GTVT ban hành Công văn số 207/SGTVT-QLVT,PT&NL đôn đốc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng trên địa bàn tỉnh.

Thay đổi tư duy, nhận thức của người đứng đầu về chuyển đổi số

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) đã dần trở thành xu thế không thể đảo ngược, mở ra cho mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân cơ hội phát triển chưa từng có, gắn với đó là những thách thức và yêu cầu phải tự điều chỉnh để nắm bắt cơ hội phát triển.

Huyện Lạc Sơn: Chủ động phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Sơn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) với phương châm "Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy chủ động phòng, tránh là chính”, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, ổn định đời sống Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục