(HBĐT) - Liên tiếp những trận mưa to kéo dài trong khoảng thời gian cuối tháng 5 vừa qua trên địa bàn xã Sơn Thủy (Mai Châu) khiến nhiều khu vực đặt trong tình trạng báo động, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Theo rà soát, mưa lớn đã làm sụt lún, sạt lở 18 m3 đất, đá xuống các tuyến đường giao thông; 1.500 m2 hoa màu bị vùi lấp, gió to gây gãy đổ 1,5 ha ngô; 112 hộ sinh sống tại các khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao.


Đường giao thông tại xóm Sạn Sộp, xã Sơn Thủy (Mai Châu) bị đất, đá vùi lấp sau những trận mưa lớn kéo dài cuối tháng 5/2022.

Khảo sát thực tế tại xóm Sạn Sộp, khu vực bị sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn kéo dài. Anh Bùi Văn Thanh, người dân trong xóm cho biết: "Trong những ngày cuối tháng 5, mưa liên tục về đêm khiến nước từ trên đồi cao chảy xối xả cuốn theo đất, đá và cây cối. Hàng ngày di chuyển qua khu vực này, người dân thực sự lo sợ bởi bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra sạt lở vì nền đất yếu, đồi núi có độ dốc cao. Đặc biệt vào buổi tối và đêm tuyệt đối không nên di chuyển qua khu vực này”.
 
Xã Sơn Thủy có trên 4.000 nhân khẩu, 1.024 hộ, trong đó có đến 618 hộ nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, sinh sống tập trung tại các xóm: Suối Nhúng, Mó Rút, Gò Lào, Phúc. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở đất được xác định do địa bàn đồi dốc, đa phần là đồi núi cao. Do thiếu mặt bằng xây dựng nhà ở, dân cư sinh sống chủ yếu ven các sườn đồi hoặc dọc theo bờ suối Gò Lào và So Lo. Toàn xã hiện có 3 cầu, ngầm tràn được đầu tư xây dựng là những tuyến đường huyết mạch kết nối giao thông với vùng trung tâm huyện. Tuy nhiên, vào thời điểm mưa lớn, nước suối đổ về tràn qua mặt ngầm cản trở phương tiện lưu thông, không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các tuyến tỉnh lộ 450, 432 thường xuyên xảy ra sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông trong mùa mưa bão.

Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã đã tổ chức di dời trên 30 hộ dân đến nơi ở mới an toàn. Hiện nay, xã tiếp tục rà soát, đề nghị chính quyền các cấp và các ngành liên quan hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng 4 khu tái định cư tại chỗ cho các xóm: Phúc, Gò Lào, Suối Lốn, Mó Rút.

Xác định những khó khăn, thách thức trong công tác phòng ngừa thiên tai, ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã kiện toàn, triển khai kế hoạch cụ thể đến từng thành viên để bám sát tình hình thực tế tại cơ sở. Huy động xây dựng lực lượng xung kích 65 người, bao gồm dân quân tự vệ, công an, trưởng xóm và Nhân dân trên địa bàn. Thành lập các tổ kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu xây dựng các giải pháp hiệu quả, kịp thời. Tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã quán triệt các lực lượng thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ". Huy động nhân lực, vật lực nhanh chóng di dời người và tài sản có giá trị đến nơi an toàn. Duy trì chế độ trực 24/24 giờ để kịp thời ứng cứu, xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ. Phân công cán bộ chốt chặn tại các điểm cầu, ngầm tràn, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở để nghiêm cấm người và phương tiện lưu thông. 

Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, liên tiếp xuất hiện mưa dông, đặc biệt mưa rất to về đêm. Thời gian tới, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo kế hoạch, triển khai đến cơ sở và người dân. Tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, tổ chức rà soát các khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đảm bảo an toàn lưu thông trong mùa mưa bão. Từ đó quyết tâm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, giảm thiểu thiệt hại tài sản của Nhân dân, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

                                                                     Đức Anh

Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục