Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông), nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử (CPĐT) đang sử dụng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin (ATTT).


Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) Bình Phước. Ảnh: Bộ TTTT

Nguyên nhân là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc kiểm tra ATTT đối với thiết bị số trước khi sử dụng; chưa có quy định về kiểm tra, đánh giá ATTT thiết bị số phục vụ CPĐT; cơ quan Nhà nước chưa bố trí nguồn lực kiểm tra, đánh giá ATTT. Các dự án công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ CPĐT không có hạng mục kiểm tra, đánh giá ATTT cho thiết bị.

Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) đã ban hành 11 bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị ATTT; tổ chức kiểm tra, đánh giá ATTT các dòng thiết bị (camera giám sát, loa không dây, IoT,...) theo đề nghị của một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và phát triển ứng dụng (app) bảo vệ thiết bị đầu cuối.

Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định sử dụng các thiết bị số đối với các hệ thống thông tin CPĐT để bảo đảm ATTT, dự kiến ban hành trong quý III/2022. Bộ TTTT sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ kiểm tra, đánh giá ATTT cho thiết bị số; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá ATTT đối với thiết bị số. Mục tiêu là các thiết bị số chưa được kiểm tra, đánh giá ATTT không được kết nối vào hệ thống phục vụ CPĐT.

Bên cạnh đó, diễn tập thực chiến còn ít. Nguyên nhân là do ưu điểm của diễn tập thực chiến chưa được nhận thấy. "Chúng ta còn lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin khi diễn tập thực chiến trên hệ thống thật. Năng lực nhân lực chuyên trách ATTT thiếu. Mỗi bộ, ngành, địa phương trung bình có 2,4 nhân sự ATTT và kinh phí bố trí không đủ để diễn tập thực chiến. Trung bình chi phí cho diễn tập thực chiến cao hơn 2 - 3 lần so với diễn tập truyền thống”, lãnh đạo Cục An toàn thông tin cho biết.

Giải pháp cho việc này là Bộ TTTT đã ban hành Chỉ thị 60/CT-BTTTT năm 2021 về diễn tập ATTT thực chiến, nhằm đôn đốc xây dựng kế hoạch diễn tập thực chiến.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục