(HBĐT) - Từ  8 giờ ngày 8/9 đến 11 giờ 30 phút ngày 9/9, tại huyện Lương Sơn có mưa to với tổng lượng mưa đo được 293.1mm, mực nước sông Bùi cao nhất là 2.351cm (lúc 14 giờ 00 phút ngày 8/9) cao hơn mức báo động 3 là 1cm đo được tại Trạm Khí tượng thủy văn Lâm Sơn. Mưa lớn đã khiến huyện Lương Sơn chịu tổn thất nặng nề, tổng thiệt hại ước trên 50 tỷ đồng. Đặc biệt, đã có 1 người chết do bị nước lũ cuốn trôi.


Lực lượng chức năng dùng ca nô đưa người dân thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) mắc kẹt dọc sông Bùi vào bờ an toàn.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngày 8/9, UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Công văn số 2206/UBND-NNPTNT về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc sét, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn huyện Lương Sơn. Trung tâm VH-TT&TT huyện và các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn huyện tăng thời lượng đưa tin về mưa bão, công điện để Nhân dân chủ động ứng phó. Chỉ đạo các xã, thị trấn có các điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn vận động Nhân dân chủ động di dời đến nơi an toàn (nếu có), bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để chủ động trong các tình huống xấu có thể xảy ra. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện chỉ đạo các lực lượng rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ khi có yêu cầu. Cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng cấp phát cho các lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và tổng hợp số liệu thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Trực ban chỉ huy 24/24h.

Mặc dù đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó với mưa bão, song lượng mưa quá lớn và dồn dập trong 1 ngày liên tiếp nên huyện đã chịu thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Trong đó một số địa phương chịu thiệt hại lớn gồm: Xã Liên Sơn, Thanh Sơn, Cư Yên, Thanh Cao, Nhuận Trạch, thị trấn Lương Sơn... Theo báo cáo nhanh của BCH PCTT&TKCN huyện, mưa bão đã khiến 1 người tử vong do bị nước cuốn trôi là ông Nguyễn Xuân G, sinh năm 1985, xã Thanh Cao trên đường đi làm về qua đường Sòng, xã Liên Sơn bị nước lũ cuối trôi lúc 15 giờ 00 phút. Đến 4h15 phút sáng ngày 9/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của ông Nguyễn Xuân G. Khoảng cách từ vị trí bị nước cuốn trôi đến vị trí tìm thấy thi thể khoảng 1 km ở hạ lưu suối.

Ngoài ra, 347 người phải đi sơ tán do ngập úng, sạt lở đất (191 người xã Lâm Sơn; 90 người xã Thanh Cao; 6 người xã Cư Yên, 60 người xã Liên Sơn). 148 người phải giải cứu do mắc kẹt dọc sông Bùi (thị trấn Lương Sơn 26 người, xã Nhuận Trạch 117 người, xã Tân Vinh 5). Bên cạnh đó, thiệt hại về nhà ở tương đối lớn, gồm: 1 nhà bị đổ sập hoàn toàn tại xã Cao Sơn; 4 nhà thiệt hại một phần (1 nhà xã Cao Sơn, 2 nhà xã Cao Dương, 1 nhà xã Nhuận Trạch); 840 nhà dân, trụ sở UBND xã, trường học ngập cục bộ. Thiệt hại về nông nghiệp 280,69 ha lúa, 102,1 ha hoa màu, 2,4 ha cây trồng lâu năm bị ngập úng; 34 con gia súc và 4.094 con gia cầm bị chết. Thiệt hại về thủy lợi: 100 m kè chắn lũ, trên 300 km kênh mương bị hư hỏng; 4 công trình thủy lợi bị hư hỏng (hồ Chằm Cò, xã Hòa Sơn; trạm bơm Gò Mu, trạm bơm Xuân Dương, xã Thanh Cao; hồ Đom, xã Cư Yên; hồ Chằm Sy, xã Thanh Cao). Về giao thông: Sạt lở khoảng 1.350 m3 (đường X2 Cao Dương, đường Trường Sơn A, đường xóm Khuộc, xã Cao Sơn, đường Bặc Rặc, xã Cao Dương) và nhiều tuyến đường liên thôn, xóm bị hư hỏng nặng. Đặc biệt, Công ty 3T-VINA, xã Liên Sơn thiệt hại 25 tỷ đồng do ngập kho hàng...

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, BCH PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn cắm biển cảnh báo nguy hiểm và cử Đội xung kích túc trực để đảm bảo an toàn cho Nhân dân khi tham gia giao thông tại các ngầm tràn và khu vực đường giao thông thấp trũng. Đối với người ở xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn đã được di dời đến nơi ở an toàn trước 16giờ 00 phút cùng ngày đến trụ sở Công ty Cổ phần Unik Xanh và ở xen ghép với Nhân dân trong xóm Rổng Vòng. Đối với các hộ sơ tán tại xã Thanh Cao được di dời ở xen ghép với Nhân dân trên địa bàn xã.

Công tác cứu hộ di dời dọc tuyến sông Bùi, UBND huyện huy động khoảng 250 người gồm: Công an tỉnh, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, trường trung cấp cảnh sát T45; BCH PCTT&TKCN huyện, thị trấn Lương Sơn, xã Tân Vinh và xã Nhuận Trạch và các đơn vị liên quan dùng 3 ca nô và các phương tiện khác để đưa các hộ dân mắc kẹt dọc sông Bùi vào bờ an toàn. Tính đến 22 giờ 45 phút cùng ngày đã đưa 148 người vào bờ an toàn. Đối với các vị trí bị sạt lở đất đường Trường Sơn A, xã Cao Sơn; đường X2, xã Cao Dương… đã được địa phương huy động máy xúc của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn kịp thời xử lý, đảm bảo an toàn cho giao thông đi lại. Đối với tường kè bị đổ xã Cao Dương, UBND huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư dự án có phương án khắc phục hậu quả…

Anh Nguyễn Bá Tuấn, Giám đốc Công ty 3T-ViNa, thôn Ghên, xã Liên Sơn chia sẻ: Trận mưa lớn ngày 8/9 đã khiến nước lũ dâng cao tràn về làm đổ tường nhà kho của công ty. Công ty bị nước lũ cuốn trôi 20 chiếc xe máy, thiệt hại 400 tấn vải nguyên liệu và 30.000 hàng thành phẩm, hỏng 60% trang thiết bị phục vụ cho sản xuất. Ước giá trị thiệt hại khoảng 25 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại UBND xã Liên Sơn đã huy động lực lượng hỗ trợ công ty khắc phục hậu quả, đến thời điểm này, Công ty đã khắc phục tương đối hậu quả, khoảng 1 tuần nữa công ty sẽ hoạt động trở lại bình thường. 


 Thu Thủy


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục