(HBĐT) - Theo thông tin của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay khả năng đến sớm và có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn những năm trước. Do đó, các địa phương và hộ chăn nuôi cần chủ động các biện pháp để đảm bảo an toàn cho vật nuôi khi bước vào mùa rét.


Hộ chăn nuôi xóm Rò, xã Phú Lai (Yên Thủy) chủ động bổ sung thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi trước mùa rét.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và thú y (CN&TY) tỉnh, hiện tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh có trên 114,5 nghìn con, đàn bò trên 87,5 nghìn con, đàn dê trên 51,7 nghìn con, đàn gia cầm trên 8 triệu con. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra một số dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Ngoài ra, đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 2, ở các huyện, thành phố đều xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết vì đói, rét. Thống kê của ngành chức năng, trong 3 ngày (từ 19 - 22/2), trên địa bàn tỉnh có 310 con trâu, bò bị chết rét. Tính trong đợt rét kéo dài từ ngày 18 - 28/2, toàn tỉnh có 619 con trâu, bò bị chết rét. Đây là con số thiệt hại lớn, khi mà những năm gần đây, số lượng gia súc chết vì đói, rét trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.

Đồng chí Nguyễn Phương Thủy, Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh cho biết: Những năm trở lại đây, người chăn nuôi ngày càng có ý thức cao trong phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Điều này thể hiện ở việc người chăn nuôi đã quan tâm xây dựng chuồng trại kiên cố, che chắn chuồng nuôi trong mùa rét. Nhiều hộ chăn nuôi dự trữ rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc. Do đó, số lượng vật nuôi bị chết vì đói, rét đã giảm mạnh, có năm không ghi nhận thiệt hại. Tuy nhiên, tình trạng thả rông gia súc, nhất là những thời điểm rét đậm, rét hại vẫn còn xảy ra ở một số xã vùng cao của các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trâu, bò bị chết nhiều vì đói, rét hồi đầu năm nay. Đây là hồi chuông cảnh báo người chăn nuôi cần chủ động hơn nữa trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Đồng chí Phó Chi cục trưởng Chi cục CN&TY cho biết thêm: Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa đông năm nay đến sớm và có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn những năm trước. Chính quyền các cấp cần tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động áp dụng các giải pháp duy trì phát triển sản xuất chăn nuôi và phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Cập nhật diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, ngọn mía, lá mía, thân cây ngô sau khi thu hoạch chế biến, dự trữ làm thức ăn cho gia súc; trồng cỏ, gieo ngô dày, ngô sinh khối để làm thức ăn cho trâu, bò vào vụ đông. Đảm bảo mỗi hộ chăn nuôi có ít nhất 1 cây rơm, lượng thức ăn dự trữ đáp ứng đảm bảo bình quân 20 - 30 kg thức ăn thô, xanh hoặc 5 - 7 kg rơm khô/con trâu, bò/ngày đêm; sửa chữa, che chắn chuồng trại.

Ngành chức năng khuyến cáo, trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 120C không cho gia súc làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để quản lý, chăm sóc. Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin; có biện pháp sưởi ấm cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Ngoài ra, người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi; định kỳ tẩy ký sinh trùng; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại nhằm nâng cao sức đề kháng, tạo miễn dịch phòng bệnh cho đàn vật nuôi trước khi vào vụ đông.

Viết Đào

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục