(HBĐT) - Là huyện vùng cao, thời điểm này nhiệt độ tại huyện Mai Châu giảm mạnh, tình trạng rét buốt kèm sương mù xảy ra vào sáng sớm và đêm khuya. Để đảm bảo phòng, chống đói, rét (PCĐR) cho đàn vật nuôi, UBND huyện đã quán triệt và chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn hướng dẫn người dân biện pháp che chắn chuồng trại, dự trữ nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông.


Ông Lò Văn Thu, xóm Tòng, xã Tòng Đậu (Mai Châu) che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động ngay từ đầu mùa đông, các hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện đã nêu cao tinh thần chủ động trong PCĐR cho đàn gia súc. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, đặc biệt tại một số xã vùng sâu, vùng xa nhiệt độ xuống dưới 100C, người chăn nuôi đã tăng cường PCĐR cho đàn gia súc bằng nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.

Gia đình anh Hà Văn Chiến, xóm Thung Khe, xã Thành Sơn có 6 con bò, khi thu hoạch lúa mùa anh Chiến đã chủ động dự trữ rơm, ngoài ra trồng thêm cỏ voi, chuối. Chuồng trại dùng bạt quây chống rét, thường xuyên dọn vệ sinh. Anh cho biết: Con bò là tài sản lớn của gia đình, trước đây đã thấy nhiều trường hợp bò bị chết do ảnh hưởng của thời tiết. Được tuyên truyền, tôi đã chủ động chuẩn bị, khi thời tiết có dấu hiệu rét đậm không thả bò ra ngoài mà nhốt trong chuồng được quây kín gió, cung cấp đủ thức ăn.

Để đối phó với rét đậm, rét hại, trước mùa đông, Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra về các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách PCĐR cho gia súc, chủ động nguồn thức ăn, tăng cường sức đề kháng cho đàn  vật nuôi.

Ông Lò Văn Thu, xóm Tòng, xã Tòng Đậu cho biết: Để chủ động PCĐR cho đàn gia súc trong những ngày thời tiết khắc nghiệt, gia đình tôi đã dùng bạt, nilon che chắn chuồng trại, hạn chế chăn thả trâu, bò buổi sáng sớm, tăng cường cho ăn thêm tinh bột, cỏ tươi, rơm... Dự trữ, cung cấp đủ thức ăn thô, xanh, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi gia súc.

Theo thống kê, huyện Mai Châu có 5.820 con trâu, 12.905 con bò, đàn dê 3.299 con, đàn lợn 265.436 con và đàn gia cầm 41.463 con. Chăn nuôi đã trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế bền vững của các hộ nên ý thức trong bảo vệ, PCĐR cho đàn vật nuôi đã được nâng lên.

Đồng chí Lò Văn Thuật, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Cùng với tiêm phòng cho đại gia súc, chúng tôi tư vấn, hướng dẫn bà con chủ động PCĐR cho đàn gia súc, dự trữ đủ thức ăn, vệ sinh, sửa chữa chuồng trại, chuẩn bị sẵn bạt để quây chuồng khi nhiệt độ giảm sâu.

Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp, đồng thời, chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp PCĐR cho gia súc ngay từ đầu vụ, khử trùng vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi.

Đồng chí Trần Mạnh Tân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: "Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, chúng tôi đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, tận dụng diện tích đất trống trồng cỏ voi; tận dụng các sản phẩm nông nghiệp như khoai, sắn, ngô để ủ chua làm nguồn thức ăn cho trâu, bò; những ngày trời rét đậm, rét hại bổ sung thêm thức ăn tinh và nước muối pha loãng để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, đảm bảo cho đàn gia súc phát triển khỏe mạnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chuyên môn từ huyện đến xã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tuyệt đối không thả rông gia súc trên rừng, những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 13 độ C chủ động đưa gia súc về chuồng nuôi nhốt; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước…”.


Hoàng Anh (huyện Mai Châu)

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục