(HBĐT) - Thực hiện việc rà soát các nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, từ năm 2019 - 2022, trên địa bàn huyện Mai Châu có 64 công trình, dự án cần thu hồi đất, 51 công trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã được HĐND tỉnh thông qua tại các nghị quyết.

Cụ thể, có 64 công trình, dự án cần thu hồi đất theo nghị quyết của HĐND tỉnh, tổng diện tích 348,56 ha; trong đó, 18 dự án, công trình đã thực hiện thu hồi đất, đạt 28% tổng số dự án, công trình cần thu hồi đất, tổng diện tích đã thu hồi 59,44 ha. Có 8 công trình, dự án cần thu hồi đất đã quá 3 năm chưa thực hiện, chưa đưa ra khỏi nghị quyết, chiếm 12,5% tổng dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích 32,55 ha.

Đối với công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo nghị quyết của HĐND tỉnh là 51 công trình, dự án, tổng diện tích 134,38 ha; trong đó, 2 dự án đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, đạt 3,92% tổng các công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất, tổng diện tích đã chuyển mục đích sử dụng 0,08 ha đất trồng lúa. Có 9 công trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng đã quá 3 năm chưa thực hiện, chưa đưa ra khỏi nghị quyết, chiếm 17,64% tổng số dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất, với tổng diện tích 39,41 ha.

Thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, trong giai đoạn 2019 - 2022, UBND huyện Mai Châu luôn quan tâm chỉ đạo, thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho các dự án triển khai thuận lợi, trong đó chú trọng đến chỉ tiêu diện tích thu hồi đất đảm bảo phù hợp với kế hoạch sử dụng đất và các nghị quyết của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, các công trình, dự án, diện tích thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn đạt tỷ lệ thấp so với nghị quyết, đặc biệt là các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Một số dự án, công trình không thực hiện hết diện tích cần thu hồi đất, có dự án thu hồi vượt hoặc chưa đúng loại đất theo nghị quyết HĐND tỉnh; đa số các dự án chưa thực hiện đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Một số công trình, dự án đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện được thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế được xác định do chủ đầu tư các công trình, dự án khi đăng ký, đề xuất diện tích đất cần thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tế, một số công trình, dự án phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; một số công trình, dự án không kịp triển khai trong thời hạn 3 năm do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, quy hoạch…; đa số các công trình, dự án được triển khai sau khi thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Từ kết quả thực hiện và những tồn tại, vướng mắc, huyện kiến nghị các ngành, các cấp, UBND tỉnh có hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm giúp địa phương thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả; sớm tham mưu điều chỉnh chồng chéo, bất cập các quy định pháp luật liên quan về thành phần hồ sơ, trình tự thông qua danh mục thu hồi đất; ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện thỏa thuận thu hồi đất thực hiện các dự án theo Điều 73, Luật Đất đai năm 2013 để vừa tạo điều kiện thuận lợi triển khai dự án, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất. Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện để thực hiện cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt đối với đất lâm nghiệp; xây dựng mạng thông tin ngành tài nguyên và môi trường... Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức tập huấn và hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các cấp, địa phương, đảm bảo sát thực tế, đúng quy định; hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho UBND cấp huyện trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các công trình, dự án; đánh giá các công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phối hợp với cấp huyện đưa ra các phương án xử lý phù hợp...


V.H

Các tin khác


Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Long Bình Electronics

(HBĐT) - Ngày 20/6, đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, sử dụng hoá chất và các quy định về BHXH, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, BHYT tại Công ty TNHH Long Bình Electronics.

UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 20/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã tổ chức kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lương Sơn. 

Cảnh báo từ hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Gần đây, mực nước hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình xuống thấp, có lúc chỉ còn 7,5 - 8 m so với mặt nước biển. Điều này khiến cho một số đoạn sông phía hạ lưu trơ đáy. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, với việc Thủy điện Hòa Bình có thể bất ngờ vận hành thêm một số tổ máy sẽ gây nguy hiểm cho phương tiện vận tải thủy và cả người dân dưới hạ lưu.

Trại lợn gây ô nhiễm môi trường ngang nhiên hoạt động giữa khu dân cư

(HBĐT) - Phản ánh đến Báo Hòa Bình, người dân thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) bức xúc về việc đã hơn một năm nay, trại lợn của gia đình ông Trần Hoàng Nghị xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 40 hộ dân khu vực xung quanh.

Phòng, chống dịch bệnh thủy sản mùa nắng nóng

(HBĐT) - Trong mùa nắng nóng, thủy sản nuôi trồng dễ bị mắc các loại bệnh cũng như nguy cơ chết ngạt khi lượng oxy hòa tan trong nước xuống thấp. Để hạn chế thiệt hại, người nuôi cá cần chủ động thực hiện các giải pháp để bảo vệ thủy sản nuôi trồng.

Cảnh báo nguy cơ xảy ra thiên tai ở xã Ngọc Sơn

(HBĐT) - Xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn địa hình đa phần là đồi núi cao hiểm trở, dân cư sinh sống không tập trung. Vào mùa mưa bão tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá lăn, lũ quét, de dọa tính mạng, tài sản của Nhân dân. Từ thực tế đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT& TKCN) xã đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó với thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục