(HBĐT) - Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Theo đó, từ ngày 01/1/2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình. Trở thành công dân thành phố đã hơn 3 năm, nhưng cơ sở hạ tầng các phường, xã của huyện Kỳ Sơn (cũ) chậm được cải thiện. Đặc biệt, người dân các xã: Quang Tiến, Độc Lập, Thịnh Minh, Hợp Thành, Mông Hóa, phường Trung Minh và một số tổ dân phố thuộc phường Kỳ Sơn luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.


Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân xóm Mon, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) phải tìm và sửa chữa những đoạn đường ống dẫn nước bị hư hỏng.

Ông Nguyễn Văn Trường ở xã Thịnh Minh cho biết: Trước đây, từ nguồn vốn của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dự án Unicef, nhiều xóm đã được xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, do các công trình đã sử dụng lâu năm, xuống cấp, bị mưa lũ phá hỏng chưa khắc phục được; một số công trình bị mất nguồn cung cấp nước vào mùa khô dẫn đến khả năng cấp nước rất hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân. Hiện tại, mặc dù   đang mùa mưa, nhưng tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên.

Trước thực trạng trên, nhiều hộ  ở các xã thuộc huyện Kỳ Sơn (cũ) phải vay vốn để khoan giếng, đào giếng, tìm nguồn nước ở khe đồi, khe suối lắp đường ống dẫn nước về nhà hoặc xây bể chứa hứng nước mưa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, nhưng không phải chỗ nào khoan hoặc đào giếng cũng có nước. Còn với nước mó, sau mỗi trận mưa to đường ống lại bị đất, đá vùi lấp, cuốn trôi làm hư hỏng. Đặc biệt, năm 2023 nắng nóng kéo dài nên nước đầu nguồn cạn kiệt khiến cuộc sống của người dân càng thêm chật vật.

Tìm và sửa chữa những đoạn đường ống dẫn nước bị hư hỏng dường như là công việc hàng ngày của ông Nguyễn Văn Long ở xóm Mon, xã Quang Tiến. Ông Long trăn trở: Tuyến đường ống từ mó nước về các hộ quá dài, lại đi qua nhiều khe suối, núi đá và cách xa khu dân cư nên khó khăn cho việc bảo quản. Không chỉ thường xuyên hư hỏng do trâu, bò qua lại mà còn bị tác động bởi lũ ống, lũ quét. Đặc biệt, năm nay mạch nước chỉ còn rất nhỏ, vì vậy, các hộ phải thay nhau đi kiểm tra và chia sẻ nước để sử dụng. Chất lượng nước cũng là vấn đề đáng ngại, mùa khô thì khan hiếm, mùa mưa lũ lại đục ngầu, chắc chắn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người sử dụng. 

Do thiếu nguồn nước sinh hoạt nên nhiều hộ thuộc tổ 5, tổ 6, phường Kỳ Sơn đã góp tiền để khoan giếng, kinh phí từ 15 - 20 triệu đồng/giếng. Ông Nguyễn Văn Nhỏ, tổ 6, phường Kỳ Sơn cho biết: Nước giếng khoan tuy thuận tiện trong sinh hoạt nhưng sử dụng vào tưới tiêu sẽ làm tăng chi phí do phải sử dụng điện chạy máy bơm, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế các gia đình.

Thực trạng trên cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ, vận hành, khai thác công trình sau đầu tư ở một số xóm, xã trên địa bàn TP Hòa Bình chưa được quan tâm đúng mức. Do các công trình chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời nên không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân. Mặt khác, việc đầu tư mới chưa được chú trọng nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt  diễn ra thường xuyên. 

Nước là thiết yếu, cần thiết nhất để đảm bảo đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thiếu nước, cuộc sống của bà con càng thêm chật vật. Bởi vậy, điều mong mỏi của người dân các xóm, xã thuộc huyện Kỳ Sơn cũ là có đủ nước sinh hoạt hàng ngày để yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế.

Đức Phượng (CTV)

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục