Trước dự báo tình trạng khô hạn năm 2024 đến sớm và kéo dài, huyện Mai Châu sớm có giải pháp trong điều tiết, bảo đảm nguồn nước phục vụ diện tích cây trồng vụ xuân, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.


Trên diện tích đất trồng lúa được dự báo thiếu nước, người dân xã Mai Hạ (Mai Châu) chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị hàng hóa và khả năng chịu hạn tốt.

Năm 2023, trên địa bàn huyện có gần 230ha cây trồng vụ xuân bị hạn hán. Để đảm bảo duy trì sản xuất hiệu quả, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng lúa không chủ động được nguồn nước tưới vụ xuân sang trồng các loại cây màu. Vụ xuân năm nay, ở thời điểm này đã xuất hiện tình trạng khô hạn, thiếu nước tại một số ruộng trên địa bàn huyện. Do đó, việc tăng cường tưới nước đảm bảo sản xuất được huyện đặc biệt quan tâm. 

Tại xã Mai Hạ, chủ động trong công tác chống hạn, xã sớm rà soát diện tích có nguy cơ cao xảy ra hạn hán để chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đồng chí Vì Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hạ cho biết: Đối với những diện tích trồng lúa không đảm bảo nước tưới, ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân chuyển sang trồng các loại cây màu như dưa chuột, bí xanh, ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa. Trong đó, liên kết trồng ớt đang là mô hình mới, có triển vọng bởi giá thu mua khá ổn định. Đã có khoảng 30 hộ trên địa bàn tham gia vào mô hình liên kết và chuyển đổi diện tích trồng cây không hiệu quả sang trồng ớt chỉ thiên, ớt chỉ địa. Ngoài ra, trên những ruộng xuất hiện tình trạng thiếu nước sản xuất, các hộ chủ động huy động máy bơm dẫn thêm nước vào ruộng; tăng cường theo dõi đồng ruộng để phát hiện bệnh trên lúa và các loại cây trồng do thiếu nước hoặc sinh vật gây hại gây ra để xử lý kịp thời.

Trên địa bàn huyện Mai Châu có 9 hồ chứa và 73 công trình mương, bai. Vụ xuân năm 2024, toàn huyện gieo trồng gần 5.000 ha cây trồng các loại, trong đó có 916 ha lúa. Lượng nước tại các hồ chứa, công trình thủy lợi hiện đảm bảo phục vụ sản xuất và tưới cho diện tích lúa cũng như cây trồng đến hết vụ đông xuân khoảng 80%. Đồng chí Ngần Văn Toàn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Dự báo thời tiết tại Mai Châu năm nay tiếp tục ít mưa, nguy cơ cao xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng. Vì vậy, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do hạn hán gây ra, UBND huyện đã chỉ đạo chủ động tích nước tại các hồ chứa, ao, hồ nhỏ; tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác định khả năng cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi và rà soát, đánh giá cụ thể nguồn nước tại các sông, suối, hồ, đập. Khoanh vùng diện tích cây trồng có khả năng khô hạn và những diện tích không đủ nước, chủ động chuyển đổi sang trồng các loại cây cần ít nước tưới nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

Cùng với đó, ngay khi bước vào mùa khô, UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên theo dõi mực nước các hồ chứa để có biện pháp điều tiết nước hợp lý và tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những điểm hư hỏng, rò rỉ để chống thất thoát nước. Chỉ đạo các xã đã được hỗ trợ máy bơm vào những năm trước tổ chức kiểm tra, khắc phục, sửa chữa để chủ động phòng, chống hạn. Qua rà soát, trên địa bàn có 3 hồ chứa xuống cấp, hư hỏng, rò rỉ, thẩm lậu mất nước, chủ yếu tích nước trong mùa mưa nhưng không giữ được lâu gồm: hồ Khả, hồ Mó Lầu xã Mai Hạ; hồ 3/2 xã Chiềng Châu. Huyện đã đề xuất sửa chữa để đảm bảo khả năng trữ nước, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thời gian tới.

Đặc biệt, huyện thực hiện nguyên tắc phòng, tránh là chủ yếu với phương châm "4 tại chỗ” và "3 sẵn sàng” nhằm tập trung mọi nguồn lực cho công tác khắc phục hạn hán kịp thời, hiệu quả. Trong đó, triển khai ứng phó với hạn hán theo nguyên tắc ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, nước phục vụ chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao. Khuyến cáo người dân không sản xuất ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định…

Thu Hằng

Các tin khác


Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục