Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng 21/7, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.


Vị trí và đường đi của bão số 2. Ảnh: KTTV

Hồi 7 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10 - 15km/giờ.

Dự báo đến 7 giờ ngày 22/7, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 10 - 15 km/giờ, vị trí bão tại 19,0 N-109,7E; trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, vùng nguy hiểm 15,0N-21,0N; 108,0-113,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3; khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Đến 7 giờ ngày 23/7, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ đi vào vịnh Bắc Bộ và suy yếu dần, vị trí bão tại 20,8N-108,5E; trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ. Cường độ bão mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9, vùng nguy hiểm phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; 106,5-112,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3; khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm đảo Hoàng Sa), khu vực vịnh Bắc Bộ.

Đến 7 giờ ngày 24/7, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10 km/ giờ và suy yếu dần thành vùng áp thấp, vị trí bão tại 22,7N-107,3E; trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), cường độ bão dưới cấp 6, khu vực nguy hiểm là phía Bắc vĩ tuyến 18,5N; phía Tây kính tuyến 111,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ.

Các chuyên gia nhận định, do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh.

Vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Đông khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2 - 4 m, vùng gần tâm bão 3 - 5 m.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ trên khu vực tỉnh Hòa Bình

Theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, trong những giờ qua trên địa bàn tỉnh, nhất là tại huyện Lạc Thủy đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Đồng Tâm 125,6 mm, Yên Bồng 115,6 mm. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các huyện: Đà Bắc, Mai Châu đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Thời tiết ngày 18/7: Mưa to diện rộng tại nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/7, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 30-70 mm, cục bộ có nơi trên 100 mm (mưa tập trung vào chiều và đêm). Từ ngày 19/7, mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng giảm dần.

Thời tiết ngày 17/7: Mưa diện rộng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/7, Bắc Bộ, Hòa Bình và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm. Từ chiều 17/7, mưa lớn giảm dần.

Thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy, vùng hạ du ứng phó kịp thời

Thực hiện Công điện số 5021/CĐ-BNN-ĐĐ, ngày 16/7/2024 của Bộ NN&PTNT, đúng 16h ngày 16/7/2024, Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình. Hiện nay, thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả đáy.

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề tại các địa phương trong tỉnh

Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT, mưa lớn kèm giông, lốc, sét kéo dài từ ngày 15/7 đến 15h30’ ngày 16/7 đã gây thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng trên địa bàn các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục