Ngày 28/11/1959, hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết cổ truyền của dân tộc, với bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài "Tết trồng cây” đăng trên Báo Nhân Dân, chính thức khởi xướng, phát động phong trào Tết trồng cây. Bác viết hai câu thơ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác khuyên khi mùa Xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp.


Những năm qua, người dân xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) chú trọng công tác trồng rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng của địa phương.

Không chỉ kêu gọi cán bộ, nhân dân tích cực trồng cây, gây rừng, Bác luôn căn dặn phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ cây để bảo vệ môi trường. Trong một số bài viết, Bác cảnh báo nhân dân ta về sự nguy hại của việc chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, dẫn đến phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến khí hậu, đời sống sản xuất.

Hơn nửa thế kỷ Bác Hồ kính yêu đi xa nhưng tư tưởng và lời dạy của Người về trồng cây, gây rừng vẫn còn nguyên giá trị, để mỗi mùa Xuân về phong trào "Tết trồng cây” lại được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn hăng hái hưởng ứng với mong muốn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, ngăn chặn lũ lụt, sạt lở, mang lại môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, góp phần chống lại tác động của biến đổi khí hậu. 

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nhiều năm qua phải gánh chịu hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu cùng diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của tình hình thời tiết, nên việc trồng cây gây rừng gắn với phong trào "Tết trồng cây” càng trở nên có ý nghĩa và hết sức cần thiết. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất lâm nghiệp, đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiết thực trên các mặt KT-XH, QP-AN, góp phần giảm nghèo, phát huy vai trò đa dụng của rừng, cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do các hình thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sạt lở... đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi) ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân. Song các địa phương trong tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, triển khai quyết liệt các giải pháp. Nhờ đó toàn tỉnh đã trồng được trên 9 nghìn ha rừng tập trung; trồng 1,19 triệu cây phân tán, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 287 tỷ đồng, độ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5%. Kết quả này có hiệu ứng và sự lan tỏa mạnh mẽ từ phong trào "Tết trồng cây” được nhân dân tích cực hưởng ứng.

Để "Tết trồng cây” không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống, môi trường, mà còn trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày đầu Xuân, ngay những ngày đầu năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/UBND về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ, tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm 2025.

Theo đó, không chỉ chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, mà UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức "Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, trách phô trương, hình thức. Quan tâm trồng cây xanh trong rừng phòng hộ, trồng mới rừng sản xuất, trồng cây xanh phân tán ở cả khu vực đô thị và nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp. Sau khi thực hiện "Tết trồng cây”, các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình có cách làm hay, mô hình tốt, sáng tạo.

Xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp năm 2025 theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và Quy hoach lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 895/QĐ-TTg, ngày 24/8/2024. Đổi mới, tổ chức lại sản xuất và nhân rộng các mô hình có hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ lâm sản, chia sẻ lợi ích trong chuỗi sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất lâm nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, minh bạch, trách nhiệm, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. Chú trọng khâu chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp, cây bản địa, thâm canh rừng phù hợp với hệ sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái; chế biến, xuất khẩu lâm sản đáp ứng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các bon và phát triển thị trường tín chỉ cácbon rừng...



Bình Giang

Các tin khác


Phòng, chống dịch bệnh động vật dịp Tết Nguyên đán

Đầu năm, việc vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật gia tăng mạnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết bất lợi cũng là điều kiện khiến mầm bệnh có thể phát triển, lây lan.

Thời tiết ngày 21/1: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Thời tiết ngày 20/1: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời rét đậm, ngày hửng nắng. Một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, duy trì rét dưới 10 độ C.

Thời tiết ngày 18/1: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/1, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 7 độ C.

Thời tiết ngày 17/1: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/1, do ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục