Hoà Bình nằm ở cửa ngõ Thủ đô, có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, nhất là du lịch xanh. Do vậy, vấn đề môi trường được tỉnh chú trọng, hướng đến phát triển bền vững.


Việc thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hoà Bình được thực hiện thường xuyên, tạo môi trường sạch đẹp, đô thị văn minh.

Theo đánh giá hiện nay, môi trường toàn tỉnh tương đối trong lành. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh. Một số cơ sở sản xuất vận hành công trình xử lý môi trường chưa đạt yêu cầu (không vận hành thường xuyên, không kịp thời sửa chữa, nâng cấp khi công trình, thiết bị bị hỏng hóc, xuống cấp…) dẫn đến phản ánh, khiếu nại của nhân dân, như vụ việc trại chăn nuôi lợn của hộ kinh doanh Trần Thị Thu Hương, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn; các mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở xã Cao Dương, Liên Sơn, huyện Lương Sơn… Một số cơ sở, nhà máy xi măng có nguồn thải lớn trong quá trình hoạt động thường xuyên xảy ra sự cố, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân xung quanh...

Đồng chí Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho biết: Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại một số địa phương còn bất cập, như chưa phối hợp chặt chẽ, huy động nguồn lực xã hội hóa chưa đạt như mong muốn nên chưa đáp ứng yêu cầu xử lý triệt để các vấn đề môi trường phát sinh. Ngoài ra, việc triển khai Luật BVMT năm 2020 cũng gặp những khó khăn: Một số văn bản hướng dẫn thi hành ban hành còn chậm, chưa kịp thời so với yêu cầu thời gian thực hiện. Có quy định cụ thể về trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý rác thải sinh hoạt, tuy nhiên chưa quy định cụ thể trách nhiệm đối với các loại chất thải khác, gây khó khăn trong việc phân cấp trách nhiệm quản lý các loại chất thải khác cho UBND các cấp. Chưa kịp thời ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kho tàng, dẫn đến khó khăn trong quá trình thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án có quy định phải đảm bảo khoảng cách an toàn…

Do vậy, theo đồng chí Nguyễn Thị Hoa, để tiếp tục triển khai thực hiện công tác BVMT đạt hiệu quả trong thời gian tới, UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch quản lý môi trường không khí trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành tiếp tục tham mưu rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của tỉnh, nhất thiết phải gắn nhiệm vụ BVMT vào việc tổ chức lập và triển khai các nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch hàng năm. Tiếp tục tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ nhằm duy trì hoạt động có hiệu quả Tổ công tác liên ngành về khoáng sản, giải quyết dứt điểm các tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Tổ chức chặt chẽ việc xem xét lựa chọn các loại hình dự án đầu tư phù hợp ở mỗi địa phương, đảm bảo yêu cầu về BVMT và phát triển bền vững. Phân bổ ngân sách sự nghiệp môi trường sớm để đáp ứng kịp thời tiến độ triển khai các nhiệm vụ; tham mưu bố trí nguồn lực cho đầu tư xây dựng hạ tầng BVMT đô thị, nông thôn, khu, cụm công nghiệp.

Đối với các huyện, thành phố cần rà soát, có giải pháp di dời, tái định cư đối với các hộ dân nằm trong bán kính ảnh hưởng của các dự án (mỏ đá, nhà máy xi măng, trại chăn nuôi). Xem xét yêu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động đối với các mỏ còn thời gian khai thác dài, không đảm bảo khoảng cách an toàn. Rà soát tổng thể các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn. Trường hợp phù hợp quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ly thì hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về BVMT. Trường hợp không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ly, yêu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động ít gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với quy hoạch. Chủ động xây dựng kế hoạch đấu thầu lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ năm trước, để kịp thời có kế hoạch đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ nếu không thể đấu thầu, tránh bị động trong công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện thu gom, xử lý, quản lý nước thải sinh hoạt cho khu vực nông thôn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về BVMT đối với các cơ sở thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT trước đây, nay là giấy phép môi trường. Qua đó đảm bảo môi trường, tạo động lực cho phát triển xanh, bền vững trên địa bàn tỉnh.


Việt Lâm

Các tin khác


Thời tiết ngày 11/2: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng. Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi.

Chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Ngày 10/2, UBND tỉnh ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quyết liệt phòng, chống đói, rét cho vật nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn số 256/SNN-CNTY về tăng cường công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi.

Thời tiết ngày 10/2: Bắc Bộ tăng nhiệt, trưa chiều hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng, trời rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.

Miền Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 3 độ C

Miền Bắc đang trải qua những ngày rét nhất trong đợt không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, trời rét đậm, rét hại, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Thời tiết đêm 7/2: Vùng núi cao Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục