Theo bà Nguyễn Lan Châu - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sắp tới tình hình khô hạn, thiếu nước vẫn tiếp tục căng thẳng. Hiện nay, mực nước sông hồ trên cả nước đều đang ở mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ.

Bà nói: “Theo quy luật, hằng năm đến giữa và cuối tháng 3 tình hình hạn hán được cải thiện, nhưng bây giờ mực nước sông hồ đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ trong khi nhu cầu sử dụng nước của con người nhiều hơn. Vì vậy, nếu có mưa bổ sung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 cũng không thể bổ sung đủ lượng nước thiếu trong 6-7 tháng qua”.

 

Các em nhỏ người Ba Na bên vết nứt khô giữa lòng sông Krông PôKô (huyện Sa Thầy, Kon Tum) - Ảnh: Trần Thảo Nhi

Tại miền Bắc, lúc 7g sáng 16-3, mực nước sông Hồng tại Hà Nội chỉ ở mức 0,4m, trong khi bình thường trong tháng 3 mực nước của sông này là trên 1m. Bà Châu nhận định thời gian tới các cơn mưa xuất hiện sớm và mưa bổ sung cũng không đủ bù đắp lượng nước còn thiếu, chỉ làm ướt đất, hạn chế khô hạn chứ không tạo thành dòng chảy cung cấp nước cho sông suối.

Dự báo nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn chỉ ở mức 1,5m xuống đến 0,4m. Vì vậy, phải tới giữa tháng 5 ở miền Bắc mới có thể cải thiện được tình hình thiếu nước. Còn tới thời điểm này, mực nước các hồ thủy điện ở miền Bắc vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 2 tỉ m3 nước.

Trong khi đó, tình hình khô hạn tại Tây nguyên, Nam bộ và tình trạng xâm nhập mặn hiện chưa có dấu hiệu cải thiện sớm vì các khu vực này vẫn đang là mùa khô, tháng 4 là tháng nóng nhất của Nam bộ. Hiện có những nơi thuộc vùng cửa sông Tiền đã bị xâm nhập mặn vào sâu 60-70km. Theo bà Châu, phải sang tháng 5, tháng 6 khi vào mùa mưa thì tình hình thiếu nước và xâm nhập mặn ở Nam bộ mới được cải thiện.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục