Vài năm nữa, các nhà du hành vũ trụ và các nhà nghiên cứu lên Mặt trăng làm việc dài ngày, họ cần năng lượng. Một phương án có nhiều ưu điểm được đề xuất: họ sẽ dùng năng lượng hạt nhân.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân “siêu gọn nhẹ” trên Mặt trăng. Ảnh: impactlab.com
Mô hình nhà máy điện hạt nhân “siêu gọn nhẹ” trên Mặt trăng. Ảnh: impactlab.com

Khi các nhà du hành vũ trụ của con tàu Apollo bay lên Mặt trăng, chỉ lưu lại vài ngày, họ dùng ăcquy hoặc pin nhiên liệu để cung cấp năng lượng là đủ. Nhưng các kế hoạch tới đây của NASA, họ sẽ ở lại vài tuần hay vài tháng để thám hiểm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thì ăcquy không dùng được nữa mà phải có nguồn năng lượng cung cấp trong một thời gian dài.

Các chuyên gia vũ trụ đã xem xét tất cả các nguồn năng lượng, từ các tấm pin mặt trời đến các pin nhiên liệu cỡ lớn. Một trong các ý tưởng có triển vọng là dùng các lò phản ứng hạt nhân nhỏ.

Các kỹ sư của NASA đang nghiên cứu các nhà máy điện hạt nhân “siêu gọn nhẹ”, có thể phát ra đủ điện để cung cấp cho một gia đình người Mỹ trung bình. Muốn làm được điều này phải mất 8 năm hay lâu hơn nữa. Riêng lò phản ứng  phải có kích thước chỉ tương đương chiếc thùng đựng giấy vụn. Toàn bộ “nhà máy” phát điện phải được bố trí vừa khít trong chiếc xe kéo 18 bánh, có một gian phòng để nghỉ ngơi và trọng lượng tương đương một chiếc xe bọc thép của quân đội.

Tuy nhiên không phải mọi người đều bị thuyết phục bởi kế hoạch gửi cả một lò phản ứng hạt nhân lên Mặt trăng và nhắc lại vụ NASA đã từng phóng tàu thăm dò Cassini lên Mặt trăng mang theo 72 pound (khoảng 34 kg) nhiên liệu plutoni, song các kỹ sư NASA bảo đảm lò phản ứng trên Mặt trăng sẽ an toàn. Họ đã từng thí nghiệm các lò loại này và vận hành tại ĐH Công nghệ Texas.

                                                                                      Theo Vnn

Các tin khác

Hội thảo có sự tham gia của đại diện
15 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xã viên tổ hợp VSMT Lương Sơn xử lý thu gom rác thải góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp
Không có hình ảnh

Con người bắt đầu đi thẳng là do thời tiết nóng bức

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng cách đây hàng triệu năm thời tiết ở Turkana Basin (Kenya) nơi được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay. Đây có thể là nguyên nhân khiến loài người bắt đầu đi thẳng.

Thủ thuật kiểm tra độ an toàn của file trước khi dùng

Quét file trước khi sử dụng là cách đơn giản nhưng an toàn để đảm bảo máy tính không bị lây nhiễm virus và các phần mềm gây hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nhà máy xử lý nước thải khu Công nghiệp Lương Sơn: Động lực bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn được đầu tư trên 26 tỷ đồng được lắp đặt các thiết bị hiện đại, đồng bộ, bước đầu đưa vào hoạt động đã góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư và đảm bảo môi trường bền vững cho huyện Lương Sơn. Đây là nhà máy xử lý nước thải công nghiệp đầu tiên của tỉnh ta. Việc nhà máy xử lý nước thải đi vào vận hành tạo tiền đề cho các khu công nghiệp khác trên địa bàn đã và đang tiếp tục được xây dựng coi trọng việc bảo vệ môi trường.

Mặt trăng có nhiều nước hơn chúng ta tưởng

Một nghiên cứu mới đây cho thấy lượng nước bên dưới bề mặt "chị Hằng" lớn hơn ít nhất 100 lần so với tính toán trước kia của giới khoa học.

Hôm nay, Hà Nội lập kỷ lục nắng nóng

Hôm qua 16/6, nhiệt độ tại Hà Nội tăng đến 43 độ C. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai (17 - 18/6) nắng nóng tại Hà Nội còn vượt ngưỡng “khủng”.

Huyện Cao Phong: Chủ động phòng, chống lụt bão

(HBĐT) - Với phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra”, huyện Cao Phong đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng trên địa bàn xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiến cứu nạn (PCLB&TKCN), phương án hậu phương và di dân. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn cho các công trình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục