Côn trùng có vai trò quan trọng trong quá trình đơm hoa kết trái của nhiều loài thực vật
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, sự giảm thiểu số lượng côn trùng thụ phấn như ong mật và bướm sẽ khiến cho nhiều loài thực vật không thể đơm hoa kết trái, trong khi đó 1/3 chủng loại thức ăn của con người đều bắt nguồn từ các sản phẩm do ong thụ phấn.
Nếu như không có chúng, các cây trồng như táo, bí ngô sẽ không thể ra quả, các loại quả như dâu tây mặc dù có thể ra quả tuy nhiên khả năng phát triển không tốt và chất lượng không cao.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng ong mật ở Anh giảm thiểu rất nhanh so với các khu vực khác ở châu Âu.
Hai mươi năm qua, hơn 1/2 số lượng tổ ong đã bị triệt phá. Ngoài ra, số lượng bướm và các loài côn trùng khác cũng đang giảm thiểu.
Sự giảm thiểu số lượng côn trùng thụ phấn đã được quan tâm và Chính phủ Anh đã quyết định chi 10 triệu bảng Anh cho dự án tìm hiểu nguyên nhân về sự giảm thiểu số lượng các loài côn trùng kể trên.
Ông Matt, người phụ trách Cơ quan từ thiện côn trùng của Anh cho biết, dự án này có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn thực phẩm. Con người phụ thuộc vào "sự phục vụ thụ phấn miễn phí’ của các loại côn trùng hoang dã kể trên./.
Theo TTXVN
Các nhà khoa học Anh đang chuẩn bị thực hiện một dự án thí nghiệm mang tính đột phá - “đổ sắt xuống biển” - với hy vọng sẽ giảm được lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển Trái đất. Các nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton, Anh sẽ sử dụng tàu biển và máy bay để rải dung dịch sunphát sắt (FeSO4) trên diện tích 10.000km² ở các vùng biển Nam cực trong vòng 5 năm.
Trong tương lai không xa, máy tính lượng tử có thể trở thành một mặt hàng phổ biến với giá cả phải chăng.
(HBĐT) - Mấy tháng nay, ngao ngán về tình trạng cắt điện luân phiên, tại nhiều khu vực thành phố Hòa Bình, người dân còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt làm cuộc sống bị đảo lộn đáng kể. Trong lúc người dân kêu ca thì Công ty CP kinh doanh nước sạch - đơn vị chủ quản lại cho rằng những ngày nắmg nóng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân tăng nên mới dẫn đến thiếu nước.
Kinh nghiệm nhiều năm kết hợp với sự tham gia sớm trong quá trình chuẩn bị REDD+ giúp Việt Nam đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực. Điều này đã được nhà hoạt động môi trường có tên tuổi trên thế giới, ông Charlotte Streck nhìn nhận. Nhân sự kiện Hội nghị Quốc tế “Chi trả dịch vụ môi trường và Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng” diễn ra ở Hà Nội trong các ngày 23 và 24/6/2010.
Hơn 400 đại biểu đến từ 30 quốc gia trên thế giới đã đến tham dự Hội nghị Quốc tế Katoomba Đông Nam Á 2010 về “Chi trả dịch vụ môi trường và Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng”, một lĩnh vực tiềm năng nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Công nghệ của các nhà khoa học Mỹ cho phép khai thác điện năng từ hoạt động thở và nhịp tim.