Hàng năm, nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do mưa lũ

Hàng năm, nhiều diện tích lúa bị thiệt hại do mưa lũ

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, từ năm 2001 – 2009, thiên tai đã làm 39 người chết, mất tích và tổn thất về kinh tế trên 468 tỉ đồng. Mặc dù Hoà Bình nằm sâu trong nội địa, ảnh hưởng của bão thường không lớn nhưng hoàn lưu sau bão và ATNĐ gây tổn thất nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

 

10 năm qua đã có 25 cơn bão và 8 ATNĐ trực tiếp ảnh hưởng đến tỉnh ta. Trong đó, cơn bão số 5 năm 2007 với lượng mưa trung bình từ 350 đến 580mm, lớn hơn lịch sử cùng thời kỳ trong vòng 25 năm qua đã làm úng ngập trên diện rộng tại các huyện Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn và Mai Châu. các địa phương vùng hạ lưu sông Đà khi thời điểm bão đổ bộ trùng với việc xả lũ của Công ty thuỷ điện Hoà Bình thì thiệt hại càng lớn. Tại các khu vực có địa hình dốc, núi cao như huyện Mai Châu, Đà Bắc thường xảy ra sạt lở đất, đá, lở núi, đá lăn, lũ quét, lũ ống. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 11 vụ lũ quét. Các hiện tượng dông, lốc xoáy xảy ra ngày một nhiều, một số nơi xuất hiện 2 - 3 trận trong năm như Kim Bôi, Lương Sơn. Đặc biệt, hiện tượng lốc xoáy cục bộ thường gặp trên khu vực lòng hồ sông Đà làm đắm nhiều tàu, thuyền của nhân dân, gây ra những cái chết thương tâm. Từ đầu năm đến trung tuần tháng 7/2010, lốc xoáy cục bộ đã xảy ra tại 5 huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn, Lạc Thủy làm 3 người bị thương; 300 nhà bị sập, tốc mái, siêu vẹo; 358 ha lúa, hoa màu bị mất trắng và giảm năng suất.  

Thiên tai diễn biến phức tạp và để lại những hậu quả không nhỏ nhưng nhận thức và khả năng ứng phó của cộng đồng còn thấp. Ông Trần Kim Phàn, CVP Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho rằng: Nhận thức của cộng đồng về thiên tai chưa đầy đủ dẫn đến hành động ứng xử chưa phù hợp, chủ quan, xem nhẹ. Khi xảy ra lũ lụt, các ngầm tràn bị ngập sâu vẫn còn hiện tượng người dân tự động lội qua, thậm chí đánh bắt cá, vớt củi. Nhiều người đi trên tàu, thuyền vùng lòng hồ sông Đà không mặc áo phao dù đã được trang bị. Hiện tượng bạt đồi, núi làm nhà ngay sát dưới chân còn phổ biến. Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, những yêu cầu về chủ động phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai chưa được đề cập đúng mức trong các quy hoạch xây dựng và phát triển KT-XH. Việc xây dựng chưa chú trọng đến đảm bảo an toàn và né tránh lũ, sạt lở đất. Các giải pháp phòng tránh mới chỉ tập trung vào giải pháp công trình, chưa chú trọng đến giải pháp phi công trình. Trong đó, phần lớn chỉ thực hiện những công trình trước mắt bức xúc, chưa chú ý đến môi trường sinh thái, điều kiện sinh sống của người dân, nhất là những vùng đồng bào phải thường xuyên sống trong vùng ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Công tác QL-BVR đầu nguồn, rừng phòng hộ chưa chặt chẽ, diện tích thảm phủ tại một số nơi bị suy giảm, hạn chế hiệu quả phòng, tránh lũ, lụt. Vấn đề quản lý khai thác cát trên các sông, suối, hạ lưu đập thuỷ điện Hoà Bình, hoạt động tại các bãi sông còn nhiều bất cập. Năng lực cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế, lực lượng trang thiết bị chưa được chú trọng, thiếu chuyên nghiệp, quy chế phối hợp, chính sách TKCN chưa đầy đủ. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng chưa thường xuyên. Hệ thống tổ chức chỉ đạo PCLB một số nơi hoạt động chưa hiệu quả.  

Theo ông Trần Kim Phàn, thời gian tới, thiên tai có thể diễn biến rất phức tạp. Nắng nóng kỷ lục, hạn hán kéo dài những tháng giữa năm, lượng mưa nhiều khả năng tập trung vào những tháng cuối năm, cần hết sức cảnh giác. Để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra, quan trọng nhất là nâng cao năng lực ứng phó, ý thức tự phòng tránh của cộng đồng. Mỗi cơ quan, đơn vị đến cấp xã, phường cần có phương án PCLB chi tiết theo phương châm 4 tại chỗ, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, ỷ lại. Phải biết cách phòng tránh cho bản thân và cộng đồng từ cách chằng chống nhà cửa, kỹ thuật, kinh nghiệm đi lại trên sông nước, di chuyển tới nơi an toàn đến cách sơ, cấp cứu người bị nạn, dọn vệ sinh môi trường sau lũ bão để phòng chống dịch bệnh, ổn định cuộc sống… Sở NN&PTNT đã xây dựng Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.” Trong đó, tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai. Phổ biến kiến thức, cách ứng phó để hạn chế thiệt hại cho nhân dân tại 126/210 xã, phường có nguy cơ cao. Từ năm 2011, đưa kiến thức phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai lồng ghép vào chương trình đào tạo ngoại khoá của các trường phổ thông trong tỉnh.

 Mỗi mùa mưa lũ về tiềm ẩn những nỗi lo nhưng nếu biết cách ứng phó, chủ động phòng tránh thì hoàn toàn có thể hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại không đáng có.

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục