Công nghệ vũ trụ được coi là biểu tượng sức mạnh và khả năng cạnh tranh công nghệ của mỗi quốc gia. Nó là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học công nghệ khác nhau, nhằm chế tạo, điều khiển và khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất..., góp phần cảnh báo sớm thảm họa thiên tai, theo dõi các sự kiện lớn của thế giới qua hệ thống phát thanh, truyền hình, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường...

 
Những năm gần đây, Việt Nam mới bắt đầu ứng dụng công nghệ vũ trụ trong các ngành thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ ở nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta vẫn chưa làm chủ được công nghệ vũ trụ, còn phụ thuộc vào bên ngoài. Việt Nam vẫn phải mua ảnh viễn thám của nước ngoài với giá thành cao và không phải lúc nào ảnh cũng đáp ứng đúng nhu cầu về mặt chất lượng và thời gian.


Nguyên nhân là do công nghệ vũ trụ của ta còn đầu tư một cách nhỏ lẻ, chưa có trọng tâm nên hiệu quả không cao, chưa tạo được bước đột phá. Nhân lực trong ngành công nghệ vũ trụ còn yếu và thiếu. Hiện Viện Công nghệ vũ trụ mới chỉ có gần 60 cán bộ nghiên cứu, trong đó có hai phó giáo sư, tám tiến sĩ. Việt Nam chưa có nhiều sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành công nghệ vũ trụ. Do vậy, nhân lực của ngành này chủ yếu đến từ Trường đại học Bách khoa, Ðại học Khoa học tự nhiên, Ðại học Công nghệ với các chuyên ngành Cơ điện tử, Ðiều khiển tự động, Ðiện tử viễn thông... hoặc từ nước ngoài.


Ngày 14-6-2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" nhằm xác định mục tiêu, nội dung, giải pháp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Quan điểm chỉ đạo bao trùm của chiến lược này là phục vụ thiết thực và có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã  hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, theo phương châm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; góp phần nâng cao vị thế quốc tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và sức mạnh của đất nước.


Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được Chính phủ giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sự hỗ trợ của Nhật Bản thiết kế, xây dựng. Mục tiêu của dự án là ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội  bền vững thông qua giảm thiểu thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường.


Trưởng ban quản lý dự án PGS, TS Phạm Anh Tuấn cho biết: "Dự án hình thành từ một ý tưởng đầu tư đồng bộ cả ba điểm: hạ tầng kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đào tạo đội ngũ nhân lực". Việt Nam sẽ tiếp nhận công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ, hoàn thành phóng lên quỹ đạo hai vệ tinh nhỏ quan sát trái đất có độ phân giải cao, có khả năng quan sát toàn lãnh thổ Việt Nam trong mọi điều kiện bằng công nghệ ra-đa hiện đại, thu nhận và xử lý dữ liệu vệ tinh phục vụ cảnh báo sạt lở đất, tràn dầu, cháy rừng, cập nhật bản đồ điện tử để quy hoạch đất, dự báo sản lượng nông nghiệp. 350 chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, quản lý được đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của ngành công nghệ vũ trụ.
 
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục