Hàng nghìn viên đá dựng đứng và nằm thẳng hàng tại Pháp, các xác ướp dưới đầm lầy tại châu Âu nằm trong danh sách những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử loài người của trang Livescience.

Bãi đá Carnac tại Pháp

Một phần
Một phần của bãi đá Carnac. Ảnh: wikipedia.org.

Nằm dọc bờ biển Brittany thuộc miền tây bắc nước Pháp, bãi đá Carnac gồm hơn 3.000 khối đá dựng đứng to lớn được sắp xếp thành những đường hoàn hảo và trải dài dài hơn 12 km. Truyền thuyết địa phương kể rằng ngày xưa, khi một đội quân La Mã đang hành quân thì phù thuỷ Merlin đã biến họ thành đá. Một nhà khoa học nghiên cứu bãi đá đã đưa ra một giải thích hợp lý hơn: Nó có thể là một công cụ dự báo động đất. Ngoài ra, không có dấu hiệu cho thấy những người thuộc thời kì đồ đá mới xây dựng bãi đá này.

7. Sự sụp đổ của đế chế Minoa

Một phế tích của đế chế Minoa trên đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh:
Một phế tích của đế chế Minoa trên đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh: tgeyatch.com.

Nền văn minh Minoa bắt đầu trên đảo Crete của Hy Lạp và tồn tại từ thế kỷ 27 tới thế kỷ 15 trước Công nguyên. Mãi tới những năm đầu thế kỷ 20, một nhà khảo cổ người Anh có tên Athur Evans mới phát hiện ra sự tồn tại của nền văn minh này.

Trong khi nguyên nhân sụp đổ của đế chế La Mã đã khá rõ ràng thì sự suy vong của đế chế Minoa vẫn còn là một thách đố. 3.500 năm trước, cuộc sống trên đảo Crete đã bị chôn vùi sau một vụ phun trào núi lửa từ đảo Thera gần đó. Những phiến đất sét khai quật được cho thấy đế chế Minoa vẫn tiếp tục tồn tại thêm 50 năm nữa sau khi núi lửa phun rồi mới biến mất vĩnh viễn. Có giả thiết cho rằng tro bụi núi lửa tàn phá mùa màng hoặc sự thống trị của Hy Lạp là nguyên nhân khiến đế chế Minoa lụi tàn.

8. Xác ướp đầm lầy

Một xác ướp dưới đầm lầy tại châu Âu. Ảnh: wired.com.
Một xác ướp dưới đầm lầy tại châu Âu. Ảnh: wired.com.

Hàng trăm tử thi cổ chôn trong các đầm lầy phía bắc châu Âu đã được phát hiện. Các nhà nghiên khoa học cho biết, họ nhận thấy có dấu vết tra tấn và phạm tội thời trung cổ. Những vết tích đáng sợ này khiến họ nghi ngờ những người chết là vật hiến tế của một nghi lễ tôn giáo. Livescience cho rằng ngay cả những cảnh sát điều tra hiện trường án mạng giỏi nhất thế giới cũng không thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của những xác ướp này.

Helike - thành phố bị lãng quên

Một điểm khai quật thuộc thành phố cổ Helike trên đảo Phục sinh. Ảnh: helike.org.
Một điểm khai quật thuộc thành phố cổ Helike trên đảo Phục sinh. Ảnh: helike.org.

Nhà văn người Hy Lạp Pausanias đã miêu tả lại sự kiện một trận động đất phá huỷ cả thành phố Helike chỉ trong một đêm vào năm 373 trước Công nguyên. Một lát sau, một cơn sóng thần lại cuốn phăng đi những thứ còn lại của thành phố một thời thịnh vượng này. Helike từng là một trung tâm tôn giáo thờ Poseidon - vị thần cai quản biển cả. Thành phố huyền thoại không để lại chút dấu vết gì và cũng không hề được nhắc đến trong các thư tịch Hy Lạp cổ. Năm 1861, một nhà khảo cổ đã phát hiện được một thứ bị lấy cắp từ Helike. Đó là một đồng xu bằng đồng chạm hình đầu Poseidon đặc trưng. Năm 2001, hai nhà khảo cổ học đã xác định được vị trí tàn tích của Helike bên dưới lớp bùn và đá sỏi ven biển. Hiện tại, họ đang nỗ lực khai quật thành phố.

Chữ tượng hình Rongorongo

Một bản khắc chữ tượng hình Rongorongo. Ảnh: wordpress.com.
Một bản khắc chữ tượng hình Rongorongo. Ảnh: wordpress.com.

Được coi như một bí ẩn khác của Đảo Phục Sinh thuộc Chile, Rongorongo là loại chữ tượng hình được những cư dân đầu tiên của vùng đất này sử dụng. Trong khi không có một tộc người lân cận nào có chữ viết, chữ Rongorongo lại xuất hiện một cách đầy bí ẩn vào thế kỉ 18. Tuy nhiên, sau khi bị những thực dân châu Âu đầu tiên cấm đoán vì mối liên hệ với nguồn gốc vô thần của người dân bản địa, loại chữ viết này đã bị mai một khiến cho việc giải mã cũng trở nên vô vọng.

 

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục