Cận cảnh những vết thương trên mình Rùa ở hồ Gươm.

Cận cảnh những vết thương trên mình Rùa ở hồ Gươm.

Cụ Rùa ở hồ Gươm, Hà Nội, sẽ được đưa lên cạn bằng lưới vào cuối tuần này, và thời gian dưỡng thương có thể kéo dài tới hai năm, giới chức thành phố cho biết chiều nay.

 

Tại cuộc họp của chính quyền thành phố, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Lê Xuân Rao thông báo kế hoạch chi tiết về việc bắt và chữa cho Rùa, trong đó nói sẽ đưa Rùa lên cạn bằng lưới.

"Lưới được thiết kế đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả rùa và người trong quá trình đánh bắt, đảm bảo khi đưa lên cụ không bị mắc đầu, móng chân vào lưới, không để lật ngửa hay gây thêm tổn thương", ông Rao nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, sau điều trị, thời gian điều dưỡng theo dõi Rùa kéo dài từ hai tháng đến hai năm, báo cáo của Sở tiết lộ.

Ông Rao cũng giải thích vì sao kế hoạch đưa Rùa lên bị trì hoãn nhiều lần. "Lực lượng chức năng cần thời gian để chuẩn bị cho những tình huống trong quá trình đánh bắt như Rùa phản ứng, quẫy mạnh. Cũng cần tìm cách đưa Rùa lên chân tháp sao cho an toàn", ông nói và cho biết thêm hai thợ lặn đã được mời tới để giúp đỡ việc đưa Rùa lên bờ.

Được hỏi Rùa hồ Gươm là "cụ ông" hay "cụ bà", ông Rao cho biết các thông tin hiện nay mới chỉ là phỏng đoán. Kết luận chính xác sẽ được đưa ra sau khi có xét nghiệm.

Ông Rao cho biết thêm nếu có hai con rùa trong hồ - điều mà một số người có kinh nghiệm nuôi loài vật này nêu - sẽ "đưa cả hai cụ lên điều trị".

Lộ trình điều trị cụ Rùa gồm 9 bước, được công bố hôm nay. Dự kiến sau khi kết thúc đợt dùng thuốc, Rùa sẽ được nuôi dưỡng trong bể một thời gian để tiếp tục theo dõi.

Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết (đã tiến hành từ trước đến giờ)

Bước 2: “Đánh bắt” rùa lên cạn

Bước 3: Đưa rùa vào bể xử lý bệnh, đủ lượng nước sạch, phù hợp để tránh gây sốc do thay đổi điều kiện sống của rùa

Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm để tìm tác nhân gây bệnh. Quá trình này cũng cần kết hợp phân loại hình thái, xác định giới tính, thu mẫu AND để có các hoạt động nghiên cứu sau này.

Bước 5: Xử lý các vết thương cho rùa và dùng bài thuốc an toàn đã được kiểm chứng sơ bộ.

Bước 6: Phân tích tác nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị.

Bước 7: Quyết định chủng loại thuốc, tính toán liều lượng thuốc cần dùng và lên phác đồ chữa trị.

Bước 8: Sau khi kết thúc dùng thuốc, đưa rùa ra bể nuôi dưỡng một thời gian (tùy thuộc vào các điều kiện thực tế) để tiếp tục theo dõi. Theo ý kiến của các chuyên gia, thời gian này sẽ có thể kéo dài từ 2 tháng đến 2 năm.

Bước 9: Trả rùa về hồ sau khi đã làm sạch môi trường theo phương án 1.

 

                                                                              Theo VnExpress

 

Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục