Một trong những vấn đề nan giải đối với môi trường là thiếu hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp.  Ảnh: Bá Hoạt

Một trong những vấn đề nan giải đối với môi trường là thiếu hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp. Ảnh: Bá Hoạt

Ngày 10-6, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã công bố "Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam". Đây là báo cáo tổng quan do Bộ TN&MT đánh giá định kỳ 5 năm/lần, là một trong những cơ sở để xem xét tác động qua lại giữa phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường (BVMT), từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

 

Bức tranh màu xám
Theo báo cáo, giai đoạn 2006-2010, môi trường Việt Nam có những diễn biến phức tạp, tập trung ở 5 vấn đề bức xúc: ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng (ô nhiễm tại các lưu vực sông, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề). Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. An ninh môi trường bị đe dọa (an ninh nguồn nước, khai thác khoáng sản hủy hoại môi trường); quản lý môi trường còn nhiều bất cập. Vai trò của cộng đồng chưa được huy động đúng mức. Vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây càng khiến cho vấn đề môi trường Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn.

Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: giai đoạn 5 năm qua là kỳ kế hoạch đầu tiên được xây dựng theo hướng phát triển bền vững, toàn diện trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. BVMT và tài nguyên thiên nhiên là một trong những vấn đề lớn được Chính phủ và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm với 8 nhóm chỉ tiêu về TN&MT được đặt ra. Tuy nhiên, có tới 4 chỉ tiêu về môi trường không đạt, 4 chỉ tiêu đạt và xấp xỉ đạt. 4 chỉ tiêu không đạt gồm: tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch chỉ đạt 80%, thấp xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 95%. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ chỉ đạt 40% so với chỉ tiêu là 42-43%. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 75%, chỉ tiêu là 85%. Chỉ tiêu kém nhất là tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn. Kế hoạch đề ra là 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải nhưng đến năm 2009 mới đạt 60%. 4 chỉ tiêu về tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ chất thải y tế được thu gom và tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý dù khả quan hơn nhưng chỉ dừng ở mức vừa đạt hoặc xấp xỉ đạt.
 


Ô nhiễm môi trường trên dòng sông Nhuệ tại địa bàn huyện Thanh Trì.  Ảnh: Đức Nghiêm

Vấn đề "nóng": Khắc phụcTheo TS Hoàng Dương Tùng, những chỉ tiêu nêu không đạt có nhiều nguyên nhân: do cơ chế, chính sách còn chưa phù hợp, do không xác định rõ trách nhiệm thực hiện đối với các bộ, ngành, địa phương có liên quan...

Báo cáo tổng quan cũng chỉ rõ, ô nhiễm môi trường, nạn chặt phá rừng, quy hoạch và sử dụng đất bất hợp lý đã dẫn tới hàng loạt hệ lụy. Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khó lường và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất khi liên tục phải gánh chịu những trận mưa bão lớn, lũ lụt hoặc hạn hán. Mức tàn phá của thiên tai, bão lũ rất lớn, không những gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm và suy thoái đất, hủy hoại thảm thực vật rừng, cây trồng... 5 năm trở lại đây, mỗi năm, thiên tai làm khoảng 500 người chết, gây thiệt hại 14,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,2% GDP của cả nước.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Phạm Khôi Nguyên cho biết: Báo cáo tổng quan môi trường quốc gia là một trong những cơ sở để xem xét các tác động qua lại giữa phát triển KT-XH với BVMT, từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Trong 5 năm tới, phải coi việc khắc phục những vấn đề bức xúc nêu trên là nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài việc đánh giá, rút kinh nghiệm của giai đoạn vừa qua, các bộ, ngành cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT phục vụ phát triển KT-XH của từng địa phương và cả nước. Tăng cường hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường và thanh tra, kiểm tra các hoạt động BVMT. Nâng cao nhận thức của cộng đồng để huy động cộng đồng tham gia công tác quản lý môi trường, giám sát thực thi pháp luật về BVMT...

Một vấn đề nữa là cần tăng mức đầu tư cho BVMT. Bộ TN&MT đang đề xuất Chính phủ tăng mức chi sự nghiệp môi trường lên trên mức 2% tổng chi ngân sách hằng năm nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách. Hiện tỷ lệ này mới ở mức 1%, quá thấp so với yêu cầu. Bên cạnh đó là xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn cho hoạt động BVMT, bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, xã hội, ODA…

Phải coi BVMT là một cuộc chiến khốc liệt và tất cả phải có cùng một mục tiêu. Có như thế mới có thể thành công, tạo sự phát triển bền vững! - Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh.
 

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh đã gây ra sức ép không nhỏ đối với môi trường và tài nguyên. Nếu như năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị thì đến nay, đã có 754 đô thị lớn nhỏ. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các đô thị phát triển không theo kịp quá trình đô thị hóa, chậm hơn so với tốc độ gia tăng dân số và mở rộng về không gian đô thị nên đã làm nảy sinh nhiều bất cập về BVMT, đặc biệt là tình trạng úng ngập, ô nhiễm khí thải...

                                                                               Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục