Ảnh minh họa: Nhân viên công ty cổ phần Lạc Việt thao tác trên máy tính (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Ảnh minh họa: Nhân viên công ty cổ phần Lạc Việt thao tác trên máy tính (Ảnh: Nguyễn Hữu)

Nhiều website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tin tặc tấn công lớn hơn bao giờ hết. Theo ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc Bkis Security, thì đợt tấn công vào các website Việt Nam vào đầu tháng 6 vừa qua có đến 80% mục tiêu là các trang thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

 

Nguy cơ bị tấn công

Trong những ngày vừa qua, tin tặc nước ngoài đã tấn công nhiều trang web của Việt Nam, trong đó có nhiều trang sử dụng tên miền Việt Nam. Mặc dù đã được thông báo trước, nhưng  một số website vẫn trong tình trạng tê liệt và chưa thể khôi phục lại hoàn toàn hoạt động bình thường. Đáng báo động là phần lớn các trang web này đều sử dụng tên miền việt nam (với đuôi .com.vn, .vn...).

Do lợi thế tên miền, tên miền Việt Nam được nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thậm chí là cả các doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ưa chuộng.. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng song song tên miền Việt Nam với tên miền quốc tế để làm việc với đối tác nước ngoài.

Thế nhưng hiện trạng nhiều doanh nghiệp đã quên hoặc cố tính bỏ qua chi phí đầu tư cho bảo mật không phải không phổ biến. Thậm chí trên các bản hợp đồng thiết kế website, hạng mục bảo mật cho website thường không được đề cập đến. Một số doanh nghiệp tuy đã bỏ tiền ra để đầu tư cho các giải pháp an ninh mạng như thiết bị cảnh bảo xâm nhập, tường lửa... song lại không đầu tư hoặc đầu tư ít vào đội ngũ nhân lực nhằm vận hành hệ thống này.

Đừng mất bò mới lo làm chuồng

Nhiều doanh nghiệp và nhà đăng ký vẫn “vô tư” với tài khoản quản trị tên miền, hosting và website của mình và không có giải pháp an toàn, không có các cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt hơn với website của mình. Đây cũng là một trong những lỗ hổng bảo mật lớn nhất.

Bài học PAVietnam vào năm 2008 chưa phải đã cũ. Công ty này đã mất quyền kiểm soát với hai tên miền pavietnam.com và pavietnam.net và phải chuyển sang sử dụng tên miền pavietnam.vn, cũng như một loạt các website khác bị ảnh hưởng. Theo thống kê từ Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC thì PAVietnam là nhà đăng ký tên miền Việt Nam có số lượng đăng ký và duy trì nhiều nhất và nếu tin tặc một lần nữa chọn PAVietnam làm mục tiêu tấn công, tổn thất của các website sử dụng tên miền Việt Nam là không nhỏ.

Thể nhưng khâu quản lý thông tin khách hàng cũng như bảo mật cho tên miền của các nhà đăng ký gần như cũng bị bỏ rơi. Một kỹ thuật viên cho biết khi đăng ký tên miền Việt Nam của nhà đăng ký VDC, anh nhận được mật khẩu đăng nhập có dạng rất đơn giản “123456”. “Đây là một trong những lỗ hổng lớn nhất trong công tác bảo mật. Nhiều khi nhà đăng ký quên khuyến cáo người sử dụng đổi mật khẩu sau khi đăng ký, với những người có kiến thức thì đây không phải là vấn đề quá lớn, song đối với những người không chuyên thì đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng”.

Mặc dù tên miền Việt Nam có cơ chế bảo vệ đặc biệt và có tính bảo mật cao hơn so với tên miền quốc tế, song một khi đã bị tin tặc tấn công thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất, tốn chi phí khôi phục lại hoạt động ban đầu. Bên cạnh đó, nếu tin tặc chủ động khai thác các tên miền này nhằm đăng tải mục đích xấu, uy tín của doanh nghiệp và thậm chí là của tên miền Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Mức thiệt hại do virus máy tính được tính dựa trên mức thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi virus. Theo một khảo sát do Trung tâm an ninh mạng Bkav thực hiện vào tháng 1/2011, bình quân mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam đã bị thiệt hại 1.192.000 đồng trong năm 2010. Với ít nhất 5 triệu máy tính đang được sử dụng thường xuyên trên cả nước thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm 2010 lên tới 5.900 tỷđồng.

Tình trạng lây nhiễm virus máy tính và các tác hại của chúng gây ra tại Việt Nam trong năm 2010 được cải thiện nhưng không đáng kể. Trúc Quỳnh

                                                         Theo DatViet

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục