Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.

Các đô thị thông minh và kết nối cũng cần các yếu tố cơ sở hạ tầng đầu vào điện nước, gas, internet, truyền hình… như mọi đô thị khác.

Nhưng tại các đô thị này chúng được kết nối với nhau qua internet để có nhiều người cùng được sử dụng các tiện ích và giá dịch vụ cũng được giảm theo.

Cùng chung yếu tố “đầu vào”   

Nói đến đô thị thông minh và kết nối phải nói tới cơ sở hạ tầng CNTT ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó vụ trưởng vụ CNTT – Bộ TT&TT tuy số thuê bao cố định giảm từ 17 triệu xuống chỉ còn 14 triệu nhưng số thuê bao di động phát triển mạnh. Cụ thể số thuê bao di động Việt Nam năm 2010 lên tới hơn 111 triệu thuê bao; số người sử dụng internet lên tới gần 27 triệu người. Số hộ có máy tính và các thiết bị viễn thông đa phương tiện là 14 /100 hộ, số hộ có máy thu hình lên tới 90/100 hộ.

Ngoài ra, tại các khu đô thị điển hình như Định Công, Việt Hưng, Trung Hòa – Nhân Chính, Phú Mỹ Hưng, tỷ lệ người dùng di động là trên 52%; số hộ có điện thoại cố định trên 80%, có máy tính trên 40%, có kết nối internet thấp nhất là 32%, sử dụng tryền hình cáp từ 55% trở lên.

Tuy nhiên, giữa quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch về các công trình viễn thông còn thiếu đồng bộ… nhưng thực tế đô thị thông minh và các đô thị nói chung không có sự khác biệt giữa các yếu tố đầu vào điện, nước, truyền hình cáp, internet…

Ông Phạm Lê Hương Sơn GĐ Cơ điện & IT – tập đoàn M&C thì tòa nhà do tập đoàn ông đang xây dựng quy mô 41 tầng theo mô hình toàn nhà thông minh ứng dụng các công nghệ của Cisco. Ông cho biết vấn đề là các dịch vụ đầu vào cơ bản như như truyền hình, internet, điện nước, gas… đã được cấp tới chân công trình chúng sẽ được quản lý như thế nào, triển khai những tiện ích gì trên nền tảng đó. Các dịch vụ CNTT vẫn dựa trên kết nối internet. Do đó, yếu tố cơ sở hạ tầng không phải yếu tố tiên quyết, đối với cơ sở hạ tầng Việt Nam hiện nay khi triển khai các tòa nhà này không gặp khó khăn gì.

Trong khi đó, so với một tòa nhà thông thường thì tòa nhà của họ ở đẳng cấp khác. “Một ví dụ đường line điện thoại trong tòa nhà, người ta vẫn gọi số đó dù tôi ở nước ngoài mà không cần biết thêm số điện thoại nào khác nhờ điện thoại IP Phone của Cisco.”, ông Hương nói.

“Một công ty thuê cần tới 30 đường line điện thoại. Nhưng tại tòa nhà này họ không cần đầu tư tổng đài trừ các công việc đặc biệt nào đó. Họ chỉ cần yêu cầu cần 30 số nhánh; cần một mạng nội bộ 400 người dùng và tất cả đã có sẵn, dịch vụ sẽ được cung cấp sau 1 giờ đồng hồ”.

Đối với việc đầu tư ban đầu thì các tòa nhà thông minh hiện có suất đầu tư cao hơn nhưng các dịch vụ trong đô thị, tòa nhà thông minh là dịch vụ dành cho số đông do đó nhiều người sử dụng giá dịch vụ càng giảm.

Ông Hương Sơn đưa ra ví dụ một bãi xe có dung lượng chứa 300 xe, trong khi giá 1 giờ đỗ là khoảng 35 nghìn nhưng nếu kết nối các bãi xe trên toàn TP HCM lại thì với dung lượng 100 ngàn chỗ đậu thì khả năng giá chỉ còn 15 nghìn/giờ và luôn đủ chỗ đậu xe.

Ưu đãi làm thí điểm

Theo TS KTS bà Đỗ Tú Lan – Phó cục trưởng Cục phát triển đô thị Bộ Xây dựng, giai đoạn này Chính phủ đang quan tâm và định hướng tới Chính phủ điện tử. Thứ hai là Chính phủ có chương trình quốc gia yêu cầu các bộ ngành triển khai hệ thống công nghệ cao, CNTT trong các hệ thống ngành.

Ngay trong hệ thống quản lý Cục phát triển đô thị cũng đang xây dựng đề án quản lý và kiểm soát đô thị thì cũng kiểm soát bằng hệ thống công nghệ cao này từ trung ương tới địa phương đến tất cả các đô thị. Việc áp dụng vào các tòa nhà, các dự án cũng là một hệ thống kết nối với nhau.

“Ở những giai đoạn ban đầu chúng ta phải có ưu đãi như thế nào đó đối với đầu tư ban đầu còn sau đó khi có thí điểm các nhóm xã hội thấy tiện ích và thị trường sẽ quyết định. Người ta sẵn sàng chi trả cho tiện ích cho đời sống hoàn thiện hơn. Một ví dụ đó là khi áp dụng các công nghệ chúng ta sẽ bớt được tiền đi lại chẳng hạn thì tiền chi trả cho xăng dầu sẽ bù vào chi phí dịch vụ và lợi cả về môi trường lẫn kinh tế”, bà Lan nói.

Mặc dù việc tiếp cận công nghệ cao ở mỗi nhóm xã hội là khác nhau tuy nhiên xu hướng chung là phải phát triển đô thị trong đó đời sống cư dân hoàn thiện hơn và đô thị đó là những đô thị “đáng sống” như nhiều thành phố trên thế giới được mệnh danh.

Ông Trần Ngọc Chính nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, “Ta đánh giá đô thị thông minh là đô thị kết nối hạ tầng CNTT, ngồi ở đây biết được mọi thứ, mua bán được, đi chữa bệnh được… thế như vậy nên nơi nào trên thế giới cũng đi vào hướng đó. Dù tỷ lệ giữa đô thị thông minh và đô thị nói chung thì chưa có kinh nghiệm ở quốc gia nào”.

“Các quốc gia phát triển cũng không đưa vào tiêu chí đó để gọi là quốc gia phát triển. Người ta nói đến chất lượng cuộc sống tốt, chất lượng cộng đồng mà chất lượng cuộc sống tốt đó là anh sử dụng được công nghệ khoa học kỹ thuật tốt được mang tới”.

Thành phố nào có điều kiện thì cứ làm, còn các nhà hoạch định chính sách phải biết cách làm cho các nhà quản lý đô thị hiểu được điều đó. Chứ không phải “tôi” thông minh, Thái Nguyên, Đắc Lak, Cà Mau cũng thông minh… Ngoài ra, còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như sự hiểu biết của cư dân.

Trên cơ sở đó phải xem xét lại toàn bộ chiến lược phát triển đô thị Việt Nam từ đó đưa vào kết nối hệ thống thông tin công nghệ cao làm cho các đô thị hoàn thiện hơn. Chúng ta không câu nệ vào chữ đô thị thông minh nhiều đô thị khác không gọi là đô thị thông minh nhưng chất lượng ở đấy tốt là được, ở đấy an toàn, ăn uống rẻ, không bị ô nhiễm…

“Đô thị thông minh kết nối là để nói về vấn đề CNTT còn tôi nghĩ đô thị hạnh phúc, phát triển bền vững mới là quan trọng”, ông Chính nói. Cuối cùng người ở phải hạnh phúc trong ngôi nhà đó, khu đô thị đó và thế giới gọi đó là những thành phố đáng sống.

 

                                                                  Theo Báo Laodong

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục