Nông dân xã Yên Mông (TPHB) tăng cường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa.

Nông dân xã Yên Mông (TPHB) tăng cường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa.

(HBĐT) - Theo Trạm BVTV thành phố Hòa Bình, hiện nay, trên lúa mùa xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ sâu non lứa 4 trung bình từ 5 - 10 con/m2, cục bộ có nơi tới 15 - 20 con/m2. Sâu non cuốn lá nhỏ lứa 5 nở rộ và gây hại từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Nếu không có biện pháp chủ động phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ sẽ bùng phát và gây hại mạnh trên các trà lúa mùa.

 

Vụ mùa năm nay, thành phố Hoà Bình gieo cấy 457 ha. Cơ cấu giống được đưa vào gieo cấy chủ yếu là các giống thuần BC15, TBR1, AYT17, khang dân, bao thai. Trong đó, trà sớm có gần 100 ha, chủ yếu là trà chính vụ và có gần 50 ha trà cực muộn cấy giống bao thai tại các xã Dân Chủ, Yên Mông đợi lũ rút xong mới cấy. Ông Hoàng Văn Tuân, Trạm trưởng Trạm BVTV thành phố Hòa Bình cho biết: Cơ bản toàn bộ diện tích lúa mùa đã cấy đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ. Đây cũng là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với các loại sâu bệnh hại. Thời gian vừa qua thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để nhiều loại sâu bệnh phát sinh và lây lan nhanh. Thêm vào đó, do thời gian chuyển vụ ngắn nên nguồn sâu bệnh hại tồn nhiều trên đồng ruộng, trong khi đó, người dân chưa thực sự chú trọng vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch để tiêu diệt nguồn bệnh phát sinh gây hại cho vụ sau.

Qua theo dõi đồng ruộng trong những ngày qua trên các trà lúa đã xuất hiện rải rác các đối tượng sâu bệnh gây hại như ốc bươu vàng, tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm… Mặc dù sâu bệnh hại lúa tuy mới xuất hiện cục bộ trên diện tích ít nhưng ngành chức năng và các địa bàn đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ không để lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết cộng thêm tình trạng một số người dân phun thuốc trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ chưa đúng cách như hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, 6 gây hại mạnh trên diện rộng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ông Hoàng Văn Tuân cho biết: Ngay từ đầu vụ, Trạm thường xuyên  thông báo, dự báo tình hình sâu bệnh 7 ngày và trong tháng tới các xã, phường. Trong đó, Trạm đã có khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc đúng đối tượng, liều lượng để đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh. Dù vậy, khi trên đồng ruộng mới bắt đầu xuất hiện tình trạng sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 với mật độ 10 con/m2 bà con đã tiến hành phun thuốc. Do đó không chỉ sâu cuốn lá lứa 4 lúc này đã nằm trong kén không chết mà còn làm chết hết thiên địch và nguy cơ bùng phát dịch sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, 6 vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, giai đoạn lúa đang đứng cái ôm đòng là điều khó tránh khỏi.

Để chủ động phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng, Trạm BVTV thành phố đã ra công văn về việc quản lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa tới UBND các xã, phường và HTX nông nghiệp. Trong đó, đề nghị các đơn vị nêu trên chỉ đạo khuyến nông viên và trưởng thôn, xóm tăng cường kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, chú trọng giai đoạn cây lúa mẫn cảm với dịch bệnh từ trung tuần tháng 8 đến cuối vụ. Đặc biệt, lưu ý chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi mật độ sâu cuốn lá nhỏ có từ 20 con/m2 trở lên giai đoạn lúa đứng cái - ôm đòng. Sử dụng luân phiên các loại thuốc đặc hiệu để trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa như: Dragon 585EC, Silsau 3.6EC, Patox 95SP, Monster 40EC… phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. 

 

                                                                          Hồng Ngọc 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm vườn trồng thanh long hàng hóa tại Công ty Sông Bôi (Lạc Thủy). Ảnh: L.C

Nhà máy ván sợ ép Tân An – Hòa Bình đón chuyến nhập thiết bị sản xuất đầu tiên

(HBĐT) - Để chuẩn bị việc chạy thử dây chuyền sản xuất vào cuối năm nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn MDF VINAFOR Tân An - Hòa Bình vừa đã tổ chức đón chuyến hàng đầu tiên, gồm những thiết bị của dây chuyền sản xuất ván ép với các loại máy như: máy ép, hệ thống làm nguội, hệ thống trải thảm…, tổng giá trị khoảng 14 tỉ đồng, trên tổng số 100 tỉ đồng tiền mua thiết bị phục vụ cho sản xuất.

Tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới đến Nha Trang

Tối 29.8, tàu du lịch MS Turanor PlanetSolar (Thụy Sĩ) - chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới - đã cập cảng thành phố biển Nha Trang.

Công nghiệp vi mạch nên phát triển theo hướng nào?

Công nghiệp vi mạch được xác định rõ ở vị trí số 1 trong chương trình phát triển công nghệ mà Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) sẽ trình Chính phủ phê duyệt. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ này nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. Vậy làm thế nào để đưa ngành công nghiệp này phát triển như kỳ vọng?

Mô hình trồng lặc lày theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH T.ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (còn gọi là tam nông) được ban hành và đi vào cuộc sống, bộ mặt nông thôn trong tỉnh ngày càng khởi sắc... Trong thực hiện tam nông, Tỉnh uỷ đã có Chương trình hành động số 15/CT-TU với mục tiêu đến năm 2020 phát triển SXNN theo hướng hàng hoá, đa dạng, bền vững có chất lượng hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp...

Tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới đến Nha Trang

Tối 29.8, tàu du lịch MS Turanor PlanetSolar (Thụy Sĩ) - chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới - đã cập cảng thành phố biển Nha Trang.

Xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH-CN

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục