Xuất hiện từ khá lâu, không ít khách hàng hưởng lợi từ hình thức mua theo nhóm để hưởng ưu đãi giảm giá. Tuy nhiên, hình thức “mua chung” trên Internet đang xuất hiện những biến tướng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Vừa thiếu kiểm chứng, vừa dễ gặp hàng nhái

 

Chị Minh - nhân viên văn phòng một cơ quan trên phố Trần Hưng Đạo kể: “Tôi tìm được thông tin trên mạng về việc giảm giá một số khóa học kỹ năng sống cho trẻ em. Theo như thông tin đăng tải, khóa học này giảm giá 20 triệu đồng, còn 1 triệu đồng. Nhưng khi đưa con đến lớp học mới biết phải đóng thêm 10 triệu đồng nữa, tức là khóa học có giá 31 triệu đồng và được giảm giá 20 triệu đồng”. Mức học phí quá cao, cộng với việc khó kiểm chứng giá trị thực của khóa học đối với các con khiến chị Minh quyết định không cho con theo học. “Lập lờ trong ngôn từ quảng cáo khiến rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn” - chị Minh bức xúc.

 

Ngày 22/8, trên website mang tên vndoan.com có đăng tin giảm giá bán chuột máy tính không dây của Apple  với nội dung “Chỉ 115.000 VND cho phiếu VNdoan trị giá 180.000 VND...”. Tuy nhiên, theo phản ánh của khách hàng Kiên (Hoàn Kiếm - Hà Nội), loại chuột không dây rao bán này của Apple chính hãng chỉ có màu trắng, không có nhiều màu như Vndoan.com thông báo. Anh Kiên còn so sánh giá bán đã giảm của VNdoan với giá rao bán loại chuột cùng loại trên vatgia.com, không giảm giá cũng ở mức 150.000 đồng/chiếc. “Một số nơi còn bán loại chuột này với giá 110.000 đồng/chiếc. Thế nên ngoài việc bị nghi là hàng nhái như trên, việc giảm giá của các website mua chung chưa được kiểm chứng thực hư giảm bao nhiêu phần trăm. Tôi rất hay “săn” phiếu giảm giá nhưng không bao giờ chọn mua đồ điện tử, điện máy, đồ gia dụng bằng cách này” - Kiên chia sẻ.

 

Khác với trường hợp trên, nhiều khách hàng từng mua chung than thở về chất lượng sản phẩm được giảm giá. Anh Tuyến - nhân viên kinh doanh công ty điện máy phản ánh: “Chúng tôi từng mua voucher cho bữa ăn giảm giá tại nhà hàng T. trên phố Bùi Thị Xuân. Bữa ăn quá tệ, lèo tèo vài ngọn rau với một chút thức ăn. Thực đơn ghi có lươn nấu chuối đậu, nhưng nhân viên của quán lại mang ra canh cá nấu chuối đậu, lõng bõng nước. Khách hàng phải gọi thêm đồ ăn ngoài phiếu giảm giá”. Theo anh Tuyến, bữa ăn vừa không ngon, khách hàng vừa phải trả thêm nhiều tiền gọi món ăn ngoài và còn chuốc lấy bực mình.

 

Thương mại điện tử dễ “chết yểu”

 

“Mua chung” là hình thức nhiều người cùng mua một loại sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một công ty trung gian (thường là một website) trong khoảng thời gian quy định để được hưởng mức giá ưu đãi. Loại sản phẩm này sẽ được giảm giá 30 - 90% (so với giá bán ngoài thị trường) nếu như có đủ lượng người cùng đặt mua trong một khoảng thời gian cố định. Hiện nay, có nhiều website tại Việt Nam tổ chức hình thức mua chung như: nhommua.com, runhau.vn, muachung.vn... Hình thức mua chung để hưởng ưu đãi giảm giá thu hút rất nhiều nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên mua sắm. Hàng hóa bán theo hình thức mua chung rất đa dạng, phong phú cho khách hàng lựa chọn.

 

Mua chung là hình thức giao dịch thương mại điện tử đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Và trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào bán phiếu giảm giá mua chung đều “lừa giá” bằng cách quảng cáo lập lờ hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém. Nhiều khách hàng thỏa mãn với sản phẩm, dịch vụ, giá cả của mua chung và tính tiện dụng, tốn ít thời gian của nó. Về phía doanh nghiệp, lợi ích từ việc quảng cáo giảm giá trên các website là họ vừa được khách hàng biết đến, vừa bán được hàng lại tiết kiệm tiền quảng cáo.

 

Theo thống kê của website muachung.vn, tổng giá trị hàng hóa đã bán qua website dưới hình thức này đã lên tới gần 121 tỷ đồng và tổng số tiền khách hàng tiết kiệm được nhờ mua chung lên tới hơn 62 tỷ đồng. Tuy nhiên, những biến tướng của giao dịch thương mại điện tử này xuất hiện tương đối phổ biến, gây lo ngại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp chân chính.

 

 

                                                                       Theo Báo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục