Công ty cổ phần chế biến lâm sản Hương Giang (Thừa Thiên-Huế) đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng xây dựng mô hình trồng nấm linh chi và mộc nhĩ theo công nghệ sạch tại các cơ sở ở thị xã Hương Thủy.

Quy trình sản xuất do Viện Di truyền Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyển giao.

Hệ thống nhà xưởng khép kín được tập trung liên hoàn trên diện tích 5.000m2. Mỗi tháng, công ty sản xuất được hơn 50.000 bịch, cho sản lượng khoảng gần 2 tấn.

Viện Di truyền Nông nghiệp thu mua một phần sản lượng nấm linh chi được sản xuất ra với giá từ 450.000 đến 550.000 đồng/kg. Sản lượng còn lại, công ty xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Từ hiệu quả nêu trên, Công ty đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các cơ sở mới nhằm tận dụng các phế liệu như mùn cưa, thân lõi ngô, rơm rạ để mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho từ 300 đến 400 lao động.

Nghề trồng nấm nói chung và sản xuất nấm linh chi nói riêng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân ở Thừa Thiên-Huế. Điển hình như hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang cũng đã sản xuất thành công nấm linh chi từ mùn cưa theo phương pháp thủ công truyền thống. Mỗi năm, hợp tác xã Phú Lương sản xuất và tiêu thụ từ 3-5 tạ nấm linh chi khô. Nấm linh chi ở Phú Lương đã được đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu, ở Thừa Thiên-Huế có tới 71 loài nấm dược liệu, trong đó có 39 loài thuộc họ nấm linh chi và có 7 loài mới được công bố, bổ sung cho hệ nấm Việt Nam. Thừa Thiên-Huế đã xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống 7 loài nấm dược liệu thuộc họ nấm linh chi; thuần hóa và tuyển chọn được 17 chủng giống của 9 loài nấm linh chi có năng suất cao và ổn định, có thể ứng dụng trong sản xuất nấm dược liệu ở Việt Nam.

Hiện, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tiến hành nuôi trồng, sản xuất 9 loài nấm linh chi sau khi đã xác định được năng suất, mùa vụ./.

 

                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục