Huyện Tân Lạc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. ảnh: Đội văn nghệ xã Mãn Đức biểu diễn cồng chiêng.

Huyện Tân Lạc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. ảnh: Đội văn nghệ xã Mãn Đức biểu diễn cồng chiêng.

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, có QL 6, QL 12B chạy qua cùng với hệ thống tỉnh lộ, đường huyện nối liền tạo lực giúp KT-XH của huyện tăng tốc trong quá trình CNH-HĐH.

 

Trong quy hoạch tổng thể KT-XH đến năm 2020, quan điểm chủ đạo của huyện là khai thác có hiệu quả nguồn nội lực kết hợp với gọi vốn đầu tư bên ngoài để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế. Về cơ cấu kinh tế, đến năm 2010, tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 40%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 29%, thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 31% trong tổng giá trị SX. Phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề quan trọng, phấn đấu đạt sản lượng lương thực có hạt từ 43-44 nghìn tấn vào năm 2015 và từ 47- 48 nghìn tấn vào năm 2020. Sử dụng đất có hiệu quả, lựa chọn cây trồng phù hợp theo chiến lược phát triển kinh tế được xác định, mở rộng nuôi thủy sản. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, vận tải, đưa tỷ trọng cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 1/3 trong cơ cấu kinh tế huyện; tập trung phát triển chế biến nông - lâm sản, khai thác, SX vật liệu xây dựng, tăng cường các nghề truyền thống như rèn, mộc, thổ cẩm, đưa tỉ trọng ngành CN-TTCN tương đương với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; phát triển yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống đô thị, thị trấn, thị tứ và các trung tâm KT-XH. Phát triển bền vững gắn phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường sinh thái.

 

Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc Bùi Văn Tinh cho biết: Trong quy hoạch, Tân Lạc đã tập trung vào những điểm nhấn quan trọng, phát triển nông nghiệp bền vững, khai thác tiềm năng du lịch.

 

Điểm nhấn đầu tiên là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hoàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp xuống dưới 40% vào năm 2015. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM, hiện, Tân Lạc đang xây dựng trung tâm dạy nghề huyện với  số vốn đầu tư 27 tỷ đồng. Người lao động được đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực cho nhà máy ở các khu CN theo phương châm nông dân cần gì thì đào tạo, đào tạo tại chỗ để nông dân có nghề. Vừa qua, huyện tổ chức đào tạo các lớp về nông nghiệp như trồng mía, lúa. Huyện sẽ giữ nguyên diện tích lúa hiện nay, hướng của tỉnh là đưa cây gai vào trồng có năng suất cao gấp 3 lần cấy lúa, ổn định ở mức 200 ha, vụ đông - xuân năm 2012 sẽ thực hiện làm điểm ở xã Địch Giáo. Huyện đã quy hoạch vùng SX chuyên canh như xã Phú Vinh phát triển chủ yếu là cây mía tím, Phú Cường phát triển ngô. ở vùng cao hướng tới SX rau sạch. Trên cơ sở đất của bà con đang trồng, hiện có một DN tư nhân nhận thầu toàn bộ diện tích trồng su su của nhân dân các xã vùng cao, sẽ kết nạp toàn bộ người dân vào xã viên HTX, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm.

 

Điểm thứ hai là phát triển CN cả theo bề rộng và chiều sâu, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng NTM. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, điện, công trình thủy lợi, huy động vốn ngân sách. Trong kết cấu hạ tầng đặc biệt chú ý xây dựng hạ tầng vật chất để phát triển dịch vụ. Quy hoạch chi tiết cụm CN Phong Mỹ và Đông Thanh để phát triển, kêu gọi dầu tư. Hiện đã có nhà máy SX tinh bột hoạt động, sắp tới có 2 dự án đầu tư là nhà máy gạch tuy nen và nhà máy ván sàn MDF công suất 80.000 m3/năm. Phấn đấu đến năm 2015 có 3 nhà máy SXKD có hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm.

 

Điểm thứ ba là phát triển thương mại, dịch vụ, xây dựng hệ thống đô thị, thị trấn, thị tứ thành các trung tâm KT-XH, làm hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển. Huyện đã quy hoạch xây dựng khu Trung tâm thương mại ở trung tâm Mường Khến. Hiện đang xúc tiến giải phóng mặt bằng để đầu tư, huyện giao cho chi hội phát triển DN huyện thực hiện dự toán 45 tỷ đồng, diện tích 1.200 m2. Đồng thời, quy hoạch xây dựng 2 điểm trung chuyển hàng hóa thiết yếu từ Hà Nội lên Tây Bắc.

 

Điểm thứ tư là phát triển mạnh du lịch sinh thái văn hóa tâm linh theo hướng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác giá trị văn hóa các lễ hội truyền thống như lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá Lỗ Sơn. Sắp tới tổ chức lễ hội đánh cá ở Tử Nê. Khai thác du lịch lòng hồ ở xã Ngòi Hoa... Để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển, huyện chủ trương nâng cấp các di tích văn hóa như động Tớn, xã Nam Sơn phải đảm bảo giữ được tổng thể quy hoạch, tôn trọng tự nhiên, giữ lại các làng nghề truyền thống để phục vụ du khách.

 

Để những điểm nhấn này thực sự phát huy các giá trị bền vững, huyện Tân Lạc đã lập quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, sắp xếp hợp lý các thứ tự ưu tiên để tạo lực phát triển KT-XH toàn diện.

                                                                             

 

                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục