Các nhà khoa học Mỹ vừa khôi phục thành công những âm thanh từ những bản ghi âm mà nhà phát minh nổi tiếng Alexander Graham Bell ghi lại từ những năm 1880. Ngày 14-12, tại Thư viện Quốc hội Mỹ, những âm thanh này đã được phát lại cho một nhóm các nhà khoa học, các nhân viên bảo tàng và các nhà báo nghe.

 

Ngày 14-12, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã hợp tác với Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley để cùng tổ chức buổi nghe thử lại các bản ghi âm này. Tại đây, người ta có thể nghe thấy rõ một giọng đàn ông phát ra từ một chiếc máy tính, nói: “Tồn tại hay không tồn tại”. Giọng nói từ 130 năm trước, trích lại một đoạn Độc thoại của Hamlet và được ghi trên một chiếc đĩa sáp mầu xanh, đã được tái tạo và phát ra từ loa một chiếc máy tính.

Một bản ghi âm thứ hai, được ghi lại trên một chiếc đĩa âm bản bằng đồng, ghi lại tiếng ai đó đọc các con số từ 1 đến 6. Còn bản ghi thứ ba có thể đã ghi lại âm thanh thất vọng đầu tiên khi thiết bị ghi âm của Bell dường như đã gặp phải một trục trặc về kỹ thuật. Giọng nói trong bản ghi âm này hát: “Mary có một con cừu nhỏ và lông nó trắng như tuyết. Tất cả mọi nơi mà Mary tới... Ồ, không...”.

Những bản ghi âm đầu tiên này, trong đó ghi lại các đoạn trích dẫn kịch của Shakespeare, các con số hay những câu thơ, đã được niêm cất và tưởng chừng như đã bị lãng quên tại Viện Smithsonian từ hơn một thế kỷ nay. Nhưng nhờ sự phát triển của công nghệ, chúng đã được khôi phục và người ta đã có thể nghe lại nội dung của chúng. Các nhà khoa học đã sử dụng ánh sáng và các máy quay 3D để đọc lại âm thanh từ những rãnh cực nhỏ trên các bản ghi âm này.

Bà Carlene Stephen, một quan chức của Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, bộ sưu tập của bảo tàng này hiện có khoảng 400 bản ghi âm cổ, trong đó có khoảng 200 bản ghi âm của phòng thí nghiệm Bell. Rất nhiều các bản ghi âm rất dễ vỡ và trước đây người ta không thể nào có thể nghe chúng mà không làm hỏng đĩa hoặc các rãnh âm thanh.

Năm 2011, các học giả từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, phòng thí nghiệm Berkeley và Viện Smithsonia đã cùng thành lập một phòng thí nghiệm bảo tồn tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ để tìm cách khôi phục được những âm thanh từ những bản ghi âm của Bell.

Cho tới nay, các nhà khoa học đã khôi phục thành công âm thanh của sáu chiếc đĩa ghi âm và đã tạo ra được các hình ảnh kỹ thuật số với độ phân giải cao về bản đồ bề mặt đĩa hoặc các rãnh âm thanh trên đĩa. Những bản đồ này sẽ được xử lý để loại bỏ các vết xước và đoạn vấp. Sau đó, người ta sẽ sử dụng phần mềm để tái tạo các nội dung âm thanh, từ đó tạo ra các file âm thanh kỹ thuật số tiêu chuẩn.

Các nhà khoa học đã phải mất tới 10 năm và một triệu USD để phát triển công nghệ quét kỹ thuật số với độ phân giải cao để quét những đĩa âm thanh này. Ông Carl Haber, một nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Berkeley cho biết nhờ có những tiến bộ về công nghệ máy tính, việc nghe lại những đĩa ghi âm cổ mới có thể thực hiện được.

Ông lưu ý rằng ở thời điểm mười năm trước đây, các nhà khoa học phải vật lộn với những chiếc máy tính có tốc độ chậm chạp với dung lượng đĩa lưu trữ nhỏ. Việc xử lý các các hình ảnh số để tạo ra các file âm thanh có thể mất tới vài ngày ở thời điểm một thập kỷ trước thì hiện nay người ta chỉ cần có vài phút.

 

                                          Theo NhanDan

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục