Loài nhông cát trinh sản mới tìm thấy ở Việt Nam.

Loài nhông cát trinh sản mới tìm thấy ở Việt Nam.

Cứ hai ngày, các nhà khoa học lại phát hiện ra một loài sinh vật mới ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, một báo cáo của Quỹ Bảo tồn động vật thiên nhiên hoang dã (WWF) cho biết, trong đó có cả những loài động vật quý hiếm như một loài chim chích ăn lá mới hay một loài nhông cát trinh sản toàn giống cái có khả năng tự sinh sản.

 

Sự đa dạng sinh học

Theo ước tính, khu vực Tiểu vùng sông Mê Công là quê hương của khoảng 20.000 loài thực vật, 1.200 loài chim, 800 loài bò sát và lưỡng cư cùng 430 loài thú có vú, trong đó bao gồm các loài voi châu Á, hổ và tê giác. Ngoài loài cá heo nước ngọt quý hiếm, lưu vực sông Mê Công còn là nơi sinh sống của khoảng 1.300 loài cá, trong đó có loài cá nheo khổng lồ, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Với quy mô lớn như vậy, cho tới nay các nhà khoa học vẫn liên tiếp thông báo về những loài sinh vật mới mà họ phát hiện được tại khu vực Tiêu vùng sông Mê Công. Từ năm 1997 tới 2007, đã có ít nhất là 1.068 loài sinh vật mới được phát hiện ra tại khu vực này.

Chỉ tính riêng năm 2010, đã có hơn 200 loài sinh vật mới được phát hiện ở Tiểu vùng sông Mê Công, nằm trên lãnh thổ các nước Thái-lan, Cam-pu-chia, Myamanr, Việt Nam Lào và tỉnh Vân Nam, miền đông nam Trung Quốc. Tính ra cứ hai ngày lại thì các nhà khoa học lại phát hiện ra một loài sinh vật mới tại khu vực này.

Trong số những loài động vật mới được phát hiện, có một số loài như loài voọc mũi hếch (Rhinopithecus strykeri) ở Myanmar, thực ra đã được người dân địa phương biết tới từ lâu, nhưng giờ đây mới được cộng đồng khoa học nhận biết. Chúng được phát hiện tại khu vực miền núi vùng sâu vùng xa Kachin. Người dân địa phương cho biết, loài khỉ này thường giấu đầu vào giữa hai đầu gối trong thời tiết ẩm ướt để tránh mưa nhỏ vào chiếc mũi hếch của chúng.

Một danh sách đáng kinh ngạc gồm 28 loài bò sát cũng mới được phát hiện vào năm 2010. Trong đó có loài nhông cát trinh sản (Leiolepis ngovantrii) được tìm thấy ở Việt Nam. Loài này có khả năng sinh sản mà không cần có con đực. Nhưng thật đáng buồn là loài nhông này lại được một nhà khoa học phát hiện một cách tình cờ qua một bản thực đơn trong một nhà hàng.

Ngoài ra, năm loài cây nắp ấm ăn thịt cũng được phát hiện ở Thái Lan và Campuchia, trong đó có một số loài có khả năng dẫn dụ và tiêu hóa chuột, thằn lằn, thậm chí cả chim. Loài chim duy nhất mới được phát hiện hồi năm ngoái là một loài chim chích ăn lá mới nhỏ xíu được phát hiện tại các vùng núi đá vôi của Lào và có một giọng hót rất to và đặc trưng - một dấu hiệu để các nhà khoa học xếp nó vào một loài mới.

Nguy cơ về một thảm họa tuyệt chủng

Nhưng các tổ chức bảo tồn cảnh báo rằng một số loài sinh vật có thể bị biến mất trước khi được ghi nhận do sức ép của con người trong khu vực Đông Nam Á, được miêu tả trong báo cáo như “một trong những tiền đồn cuối cùng” cho những khám phá mới. Ông Stuart Chapman, Giám đốc Chương trình Bảo tồn WWF Greater Mê Công cảnh báo, trong khi những loài sinh vật mới được khám phá năm 2010 vẫn còn mới mẻ đối với khoa học, rất nhiều loài trong số đó đã trở thành món ăn của con người và đang phải đấu tranh sinh tồn trong những môi trường sống ngày càng bị thu hẹp, có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Trả lời phỏng vấn của AFP, bà Sarah Bladen, người phát ngôn của WWF khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, có trụ sở tại Hà Nội, nói rằng bất chấp số sinh vật mới được phát hiện, khu vực này đang phải đối mặt với “một thảm họa tuyệt chủng”. Bà nói: “Nếu những quốc gia này không coi đa dạng sinh học một thứ gì đó quý giá mà họ cần quan tâm, chúng ta có nguy cơ mất đi những loài sinh vật và môi trường hoang dã với một tốc độ nhanh chưa từng thấy”.

Danh sách những loài sinh vật mới được phát hiện, trong đó chủ yếu là các loài thực vật, bao gồm 145 loài thực vật, 28 loài bò sát, 25 loài cá, 7 loài lưỡng cư, 2 loài thú, và một loài chim được phát hiện trong năm 2010 ở khu vực sông Mê Công thuộc vùng Đông Nam Á bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và vùng Đông Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Báo cáo cho thấy trung bình cứ hai ngày một loài mới lại được khoa học ghi nhận trong khu vực.

Bản báo cáo của WWF viết: “Trong khi những khám phá này đã cho thấy sự đa dạng về sinh học độc đáo của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, chúng cũng cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của các loài sinh vật đa dạng và môi trường sống của chúng ở khu vực này”.

Bản báo cáo này cũng lưu ý về “những lời nhắc nhở khẩn cấp”, thí dụ như sự sụt giảm tới 70% số lượng hổ hoang dã chỉ trong vài thập kỷ và sự tuyệt chủng của loài tê giác Java ở Việt Nam năm 2010. Bản báo cáo này viết: “Sự phát triển nhan chóng, không bền vững và tác động của sự biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng sâu sắc tới tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái cùng với hàng triệu người dân đang phụ thuộc vào chúng”.

Báo cáo của WWF được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào tạm hoãn ra quyết định về việc xây dựng một đập thủy điện trên sông Mê Công, hiện đang bị các nhà hoạt động môi trường cảnh báo rằng sẽ gây nguy hại cho một số loài sinh vật độc nhất trong dòng sông.

WWF kêu gọi lãnh đạo của sáu nước Tiểu vùng sông Mê Công Mở rộng (GMS), các nước sẽ tham gia vào hội nghị thượng đỉnh diễn ra tuần tới tại Myanmar, cần đặt lợi ích của đa dạng sinh học và những tổn thất khi mất tính đa dạng sinh học vào vị trí tâm điểm của các quyết định và hợp tác khu vực. Ông Chapman kết luận: “Kho báu đa dạng sinh học của khu vực sẽ biến mất nếu các chính phủ không đầu tư vào bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học, một hành động căn bản để đảm bảo sự bền vững trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang biến đổi”.

 
 
                                                        Theo NhanDan

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục