(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 831/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị tỉnh Hoà Bình. Quy chế này bao gồm 4 chương, 12 điều qui định rõ đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện, trách nhiệm quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị; chế độ khen thưởng và kỷ luật.
Hệ thống truyền hình hội nghị gồm 1 điểm trung tâm kỹ thuật điều khiển (bao gồm cả phòng họp trung tâm) được đặt tại Văn phòng UBND tỉnh và 11 điểm nhánh được lắp đặt tại Văn phòng HĐND, UBND các huyện, thành phố được kết nối bằng đường truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Theo đó, các cuộc họp được tổ chức trên hệ thống truyền hình hội nghị của tỉnh gồm: các cuộc họp, cuộc làm việc, tập huấn do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức; các cuộc họp, cuộc làm việc, tập huấn do các sở ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng hệ thống truyền hình hội nghị phải đăng ký với Văn phòng UBND tỉnh trước thời điểm diễn ra cuộc họp ít nhất 3 ngày làm việc, trừ trường hợp đột xuất do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện quy chế này; Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 27/6/2012.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có bộ phận “một cửa” của UBND TPHB đã triển khai theo mô hình hiện đại, đã bố trí phòng làm việc rộng 80m2, được trang bị phần mềm “một cửa”, hệ thống mạng LAN, mạng máy chủ, camera giám sát, hệ thống xếp hàng tự động, máy đọc mã vạch, màn hình LCD tra cứu thông tin... phục vụ cho việc tiếp nhận và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân.
(HBĐT) - Cơn bão số 5 năm 2007 đã qua đi gần 5 năm nhưng mỗi khi dự báo thời tiết có mưa, bão là Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Phong và cấp ủy, chính quyền xã Yên Lập luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng bởi cả xã có đến gần 50 hộ dân ở 5 xóm luôn phải sống thấp thỏm trước tình trạng đất, đá sụt lún, sạt trượt làm hư hỏng vườn tược, chuồng trại, nhà ở.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mai Châu còn 4 xóm “trắng” điện, bao gồm Tàu Nà – xã Cun Pheo, Phiêng Xa – xã Đồng Bảng, Tam Hoà – xã Tân Sơn và Tà Song A – xã Pà Cò . Tổng số hộ chưa có điện là 160 hộ.
(HBĐT) - Lâu nay, ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng rơm, rạ đốt tràn lan sau mỗi kỳ thu hoạch vô hình chung làm lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. ấp ủ đề tài nghiên cứu từ những năm 2010-2011, khởi động ở vụ thu hoạch lúa chiêm - xuân năm nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh đã hiện thực hóa, chính thức chuyển giao, hướng dẫn quy trình ứng dụng chế phẩm Fito - Biomix RR chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tới người dân.
(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, Yên Lập có tổng số 438 hộ, trên 2.100 nhân khẩu cư trú tại 7 xóm. Hiện, toàn xã mới chỉ có 138 hộ thuộc 2 xóm Ngái, Đảy được sử dụng điện lưới quốc gia, chiếm 31% tổng số hộ trên địa bàn.
(HBĐT) - Để đối phó với diễn biến phức tạp của dịch hại cây lúa, vấn đề sử dụng thuốc không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, lạm dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều trong SXNN. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự ở xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) ở các vụ trước. Nhưng từ vụ chiêm - xuân năm 2012, khi mô hình CLB nhà nông Nicotex trên cây lúa được triển khai, nông dân học hỏi, áp dụng trên đồng ruộng nhà mình, nhận thức trong phòng trừ sâu bệnh của bà con đã thay đổi rõ rệt.