Nông dân xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) phòng trừ tập đoàn rầy gây hại trên lúa mùa
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, lúa mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh, rau đậu các loại phát triển thân lá – thu hoạch, mía ở vào thời kỳ làm đốt – tích lũy đường, một số loại cây ăn quả như nhãn đang phát triển quả, vải phát triển chồi. Với diện tích lúa mùa, một số đối tượng sinh vật đang gây hại là tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh lùn sọc đen.
Theo bà Phạm Huyền Liễu, Phó trạm BVTV, trên đồng ruộng, tập đoàn rầy gây hại lúa mùa với mật độ trung bình trong khoảng 250m2 – 350 con/m2, có nơi mật độ cao (khoảng 4 ha phát hiện ở ổ dịch cũ thuộc các xã Mông Hóa, Dân Hạ, Dân Hòa) trong khoảng 600 – 800 con/m2. Sâu cuốn lá nhỏ ở tuổi 5, nhộng, gây hại với mật độ trung bình 15 – 20 con/m2, nơi mật độ cao từ 30 – 35 con/m2. Đáng chú ý, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện và gây hại tại một số xã Dân Hạ, Hợp Thịnh, Phú Minh, Mông Hóa trên tổng diện tích 0,53 ha lúa đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh với mật độ phổ biến 01 – 0,5% dảnh, nơi cao 2 – 3% dảnh. Trên lúa mùa, tập đoàn rầy, bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá nhỏ, dòi đục nõn, sâu đục thân chấm… vẫn là những đối tượng tiếp tục gây hại trong thời gian tới. Ngoài ra, các thiên địch như chuột, châu chấu đang gây hại rải rác.
Đối với cây rau, bọ nhảy tuổi trưởng thành, rệp ở tuổi non, sâu tơ, sâu xanh, sau khoang… gây hại rải rác. Trong đó, bọ nhảy gây hại với tỷ lệ trung bình 1 – 3% số cây, nơi cao 5 – 7% số cây, rệp gây hại tỷ lệ 2 – 3% số cây, nơi cao 6 – 8% số cây. Trên cây mía, rệp sáp, rệp xơ trắng gây hại với tỷ lệ 0,5 – 1% số lá, nơi cao 4 - 5% số lá, sâu đục thân hại nhẹ. Sâu đục quả, sâu đục cành, đục gân lá và bệnh chổi rồng là những diễn biến sinh vật hại chính trên cây nhãn, vải. Trong đó, sâu đục quả tuổi trưởng thành gây hại 0,1 – 0,3% số quả, nơi cao 2 – 3% số quả, nhện lông nhung gây hại 0,1 – 0,5% số lá, nơi cao 2 – 3% số lá, các loại sâu, bệnh còn lại hại không đáng kể.
Trước tình hình sâu bệnh gây hại, trạm BVTV đã phối hợp với các ngành liên quan tập trung theo dõi chặt diễn biến, hướng dẫn các xã thực hiện các biện pháp xử lý, phòng trừ. Các xã, thị trấn đã triển khai các biện pháp phòng trừ ở 4 ha lúa có sâu cuốn lá nhỏ, 5 ha lúa có tập đoàn rầy gây hại, không để phát sinh mới. Riêng với bệnh lùn sọc đen, các xã đã tiến hành nhổ diện tích cây bị bệnh và vùi xuống bùn, phun trừ rầy trên những ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh, đồng thời tăng cường chăm sóc, bón phân để lúa phát triển thuận lợi, tăng sức đề kháng và bổ sung thêm các loại phân bón lá phù hợp. Phó trạm BVTV huyện lưu ý những ngày tới đây, các đối tượng sinh vật hại vẫn tiếp tục gây hại trên các loại cây trồng chính của huyện. Do đó, các xã cần tăng cường chỉ đạo khuyến nông viên, các tổ dịch vụ BVTV, hộ nông dân thường xuyên kiển tra, bám sát đồng ruộng, theo dõi tình hình sâu bệnh hại, kịp thời thông báo các hiện tượng sinh vật hại bất thường.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 8/8, chi cục BVTV tỉnh phối hợp với dự án VSARD mở lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ BVTV. Tham dự lớp đào tạo có 35 học viên là cán bộ kỹ thuật các trạm BVTV tuyến huyện, thành phố.
(HBĐT) - Đến đầu tháng 8, toàn tỉnh đã cấy 23.678 ha lúa vụ mùa 2012, đạt 98% kế hoạch. Các địa phương đang tập trung chăm sóc cây lúa với quyết tâm đảm bảo cả năng suất lẫn sản lượng, từ đó hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất năm 2012.
(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT năm 2012, Trung tâm NS&VSMTNT vừa mở lớp tập huấn về công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung cho 48 học viên là tổ trưởng và thành viên tổ quản lý vận hành của các xã đã được đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung thuộc 7 huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc.
(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của các xã, thị trấn trong vùng bị ảnh hưởng của lốc xoáy xảy ra khoảng chiều tối ngày 3/8 trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tại xã Chí Đạo có 54 nhà dân bị tốc mái; 4 ha ngô và khoảng 200 cây dổi, lát đặc sản bị gãy đổ; 1 trường mầm non bị đổ sập, hư hỏng; thiệt hại ước tính 800 triệu đồng. Tại xã Phú Lương có 1 nhà dân sập hoàn toàn, 10 nhà bị tốc mái và 5 ha ngô, sắn bị gãy đổ, ước thiệt hại 200 triệu đồng.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (7-9/8), Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh đã tổ chức hội thảo về công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung. Tới dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, đại diện Văn phòng BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT tỉnh, trên 50 đại biểu là trưởng BQL, tổ trưởng tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung của 25 xã ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong.
(HBĐT) - Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa lũ. Mới đây, lần đầu tiên sau ba năm liên tiếp, lũ hồ Hòa Bình đã xuất hiện trở lại. Lưu lượng lũ về hồ đạt trên 5.000 m3/s, cao trình mực nước có thời điểm đạt 105m, thủy điện Hòa Bình phải tiến hành xả lũ để đảm bảo cắt lũ. Thực tế đòi hỏi ngành chức năng cấp thiết chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa, đê, đập xung yếu trên địa bàn, nhằm chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại do mưa, lũ, bão gây ra.