Tiến độ thi công cầu xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quá chậm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.

Tiến độ thi công cầu xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) quá chậm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình liên tục nhận được đơn của bạn đọc là công dân xóm Nút, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) phản ánh, kiến nghị về những ảnh hưởng của tình trạng xây dựng cầu vào xóm quá chậm, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

 

Đa số đơn, thư của bạn đọc đều có chung các ý kiến nhận xét, đánh giá và kiến nghị gồm: “Khó khăn nhất là việc đi học của các cháu học sinh, nhất là khi có mưa lũ, trường cách xóm chưa đầy 1 km nhưng phải đi vòng cách xa tới 5-6 km. Không ít cháu tự ý đi bằng bè mảng, thuyền nan khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng. Cầu vào xóm thi công dở dang, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Do việc đi lại găp nhiều khó khăn nên các loại vật tư phục vụ sản xuất đều phải chịu mua giá cao hơn những nơi khác. Ngược lại các sản phẩm nông - lâm sản làm ra lại bị ép giá nên người sản xuất rất thiệt thòi. Chúng tôi mong muốn UBND và các ngành chức năng của huyện quan tâm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình”.  

Dự án cầu xóm Nút (Dân Hạ) được khởi công xây dựng tháng 4/2010 bằng nguồn vốn ngân sách huyện với tổng mức đầu tư ban đầu được UBND huyện Kỳ Sơn phê duyệt trên 2 tỉ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, đã hơn hai năm trôi qua nhưng công trình hiện vẫn trong tình trạng thi công dở dang.  

Trong quá  trình thi công, đến đầu tháng 8/2012, dự án đã điều chỉnh bổ sung một số hạng mục như tháo dỡ cầu, chi phí đền bù GPMB, mở rộng đường vào cầu, nâng cao độ mặt cầu, thay đổi thiết kế dầm cầu, cổng làng, với kinh phí bổ sung trên 1,9 tỷ đồng. Sau khi được điều chỉnh, bổ sung, cầu xóm Nút được thiết kế có tổng chiều dài gần 130 m, trong đó, hệ thống đường dẫn dài khoảng 100 m. Cầu được thiết    kế điển hình dầm chữ I liên hợp bê tông cốt thép có chiều dài 24 m, lòng cầu rộng 3,3 m, trọng tải 8 tấn. Trước đó, trong báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 1025/QĐ- UBND ngày 23/9/2009 không có kinh phí đền bù GPMB. Do có những thay đổi bổ sung, phát sinh liên quan đến thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là những phát sinh, vướng mắc trong đền bù GPMB là nguyên nhân chính dẫn đến công trình thi công không đảm bảo tiến độ.  

Về công tác đền bù đất và tài sản trên đất để GPMB công trình đến đầu tháng 4/2010 BQL dự án, UBND xã Dân Hạ và đại diện các hộ gia đình có liên quan đã hoàn thành biên bản kiểm kê gửi hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư làm căn cứ thực hiện. Theo đó, tổng diện tích đất phải thu hồi là 455,1 m2, trong đó diện tích đất ở 54,4 m2, đất trồng cây lâu năm là 3,6 m2, trồng cây lâu năm và cây hàng năm khác 397,1 m2, diện tích bồi thường hoa màu trên đất là 1.030 m2, tổng số tiền  bồi thường ước khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 21/8/2012, phòng Kinh tế và Hạ tầng mới có công văn “Về việc bồi thường đất và tài sản trên đất công trình cầu Nút, xã Dân Hạ” gửi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện để có căn cứ đề nghị UBND huyện phê duyệt dự toán phương án bồi thường liên quan đến mặt bằng công trình theo quy định.  

Thiết kế kỹ thuật và công tác đền bù GPMB được triển khai theo kiểu “Gọt chân cho vừa giầy” đó là nguyên nhân dẫn đến công trình chậm tiến độ. Thực trạng đó đang cần sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng và Hội đồng đền bù GPMB huyện Kỳ Sơn để công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn.  

 

                                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục