Trên cây bí xanh cần chú ý phòng trừ bọ nhảy và bệnh phấn trắng. ảnh: Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng và chăm sóc bí xanh.

Trên cây bí xanh cần chú ý phòng trừ bọ nhảy và bệnh phấn trắng. ảnh: Nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng và chăm sóc bí xanh.

(HBĐT) - Đến cuối tháng 8, sau khi kết thúc gieo trồng cây màu vụ hè - thu, các địa phương trong tỉnh tập trung đẩy mạnh các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống các đối tượng dịch hại đã được ngành chức năng cảnh báo như sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, bọ nhảy, rệp, chuột...

 

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, vụ hè - thu năm nay, toàn tỉnh trồng 11.462 ha ngô, 1.469 ha khoai lang, 475 ha đậu tương, 1.198 ha lạc và khoảng gần 2.500 ha rau, đậu các loại. Các huyện có diện tích trồng màu cao là Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn, Đà Bắc... Đến thời điểm này, cây ngô trà sớm đang trỗ cờ - phun râu, đại trà xoáy nõn - trỗ cờ, trà muộn có từ 5-7 lá; cây lạc trà sớm phát triển củ - vào chắc, đại trà hình thành củ - phát triển củ; đậu tương trà sớm chắc quả, đại trà phát triển quả; mía vươn lóng mạnh; cam, quýt phát triển quả; rau, đậu nhiều loại phát triển thân lá - thu hoạch. Nhìn chung, các loại cây màu sinh trưởng, phát triển khá ổn định.

 

Tuy nhiên, kết quả theo dõi tình hình dịch hại của phòng NN&PTNT các huyện, thành phố cho thấy: Hiện nay đang xuất hiện các đối tượng gây hại, nhất là trên ngô, mía, cây ăn quả và một số loại rau. Cụ thể, trên cây ngô xuất hiện sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân hại diện hẹp, nhất là trên diện tích trà muộn ở Lương Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, TPHB. Ngoài ra, một số diện tích ngô trên địa bàn huyện Lạc Thủy xuất hiện bệnh đốm lá với tỷ lệ hại phổ biến 3-5% số lá, bệnh khô vằn với tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số cây, chuột và châu chấu gây hại nhẹ. Trên cây mía, rệp sáp, rệp xơ trắng có tỷ lệ hại 3-6% số lá, số cây, sâu đục thân tỷ lệ hại phổ biến 0,5-1% số cây, bệnh thối nõn hại cục bộ từng ruộng và trên giống nhiễm. Các địa bàn có nhiều diện tích mía bị nhiễm sâu bệnh là Kim Bôi, Đà Bắc, Yên Thủy, Tân Lạc... Trên cây ăn quả (chủ yếu là cam, quýt, nhãn, vải) xuất hiện các đối tượng dịch gồm: nhện đỏ, nhện trắng, rệp, ve sầu, bướm trắng, sâu vẽ bùa, nhện lông nhung... Tại các huyện Lương Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn, Tân Lạc, một số diện tích trồng rau họ thập tự, bầu, bí đang bị nhiễm bệnh phấn trắng, sương mai, đốm lá, một số loại sâu, rệp, bọ nhảy cũng xuất hiện và gây hại nhẹ.

 

Dự báo khả năng gia tăng dịch hại trong thời gian tới, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương tập trung thực hiện những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây màu vụ hè-thu. Đặc biệt, đối với cây ngô cần chú ý sự gia tăng mức độ gây hại của sâu khoang, sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, ngoài ra cần chú ý sự xuất hiện bệnh virus ở những vùng gần khu vực lúa mùa bị bệnh. Đối với cây mía, chú ý các đối tượng sâu đục thân, rệp, bệnh thối nõn, thối đỏ, đốm lá, ngoài ra, bệnh mía chồi cỏ có thể xuất hiện trên các giống nhiễm giai đoạn vươn lóng mạnh. Đối với cây ăn quả, trong giai đoạn quả chín - thu hoạch cần đặc biệt phòng tránh các đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả như: bọ xít, sâu đục quả, bệnh sẹo, loét... Trên các vùng trồng lạc, đậu tương, rau họ thập tự cần đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá, bọ nhảy, rệp, sâu, bệnh mốc sương, bệnh thối nhũn...

 

Chi cục BVTV khuyến cáo: Tuy mức độ gây hại của các đối tượng trên chưa đáng lo ngại nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan, lơ là công tác BVTV. Trong vụ hè - thu, thời tiết biến đổi bất thường, độ ẩm cao dễ tạo điều kiện cho các mầm sâu bệnh phát triển trên nhiều diện tích cây trồng. Chính vì vậy, song song với chú trọng chăm sóc để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, bà con nông dân cần tích cực theo dõi diễn biến của sâu bệnh để kịp thời phát hiện các nguy cơ, từ đó chủ động triển khai hiệu quả biện pháp bảo vệ.

 

 

                                                                      Thu Trang

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục