Nhờ quản lý vận hành tốt, công trình cấp nước tập trung tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) phát huy hiệu quả trong sinh hoạt và đời sống nhân dân trên địa bàn.

Nhờ quản lý vận hành tốt, công trình cấp nước tập trung tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) phát huy hiệu quả trong sinh hoạt và đời sống nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMTNT) triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống dân sinh, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thủy, tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình cấp nước. Qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói - giảm nghèo, nhất là ở các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

 

Để phát huy có hiệu quả nguồn lực của chương trình, Ban chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố đã chú trọng làm tốt công tác quản lý và thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn được phân bổ cùng nguồn vốn do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng nghìn tờ rơi, áp phích truyền thông về NS&VSMTNT in ấn và cấp phát ở các thôn, bản, KDC, nơi tập trung đông người. Các thông điệp như NS & VSMT góp phần xây dựng NTM. Sử dụng NS & VSMT vì sức khỏe chính mình và cộng đồng. Bảo đảm NS&VSMT là trách nhiệm của toàn xã hội. Sử dụng nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt góp phần giảm tình trạng trẻ thấp còi. Rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh tiêu chảy và bệnh tay - chân - miệng. Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh là tiêu chí xây dựng làng văn hóa. Thu gom, xử lý chất thải vì xóm làng xanh - sạch - đẹp. Bỏ rác đúng nơi quy định - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn... được truyền thông rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo chuyên đề về NS&VSMTNT được tổ chức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các huyện, thành phố, xã, thị trấn và cán bộ BQL, tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung. Qua đó đã tác động sâu sắc đến nhận thức, ý thức của người dân về NS&VSMTNT. Trong 5 năm (2006 - 2010) và năm 2011, hàng trăm tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình đã được giải ngân đáp ứng nhu cầu xây mới các công trình cấp nước tập trung, nhà vệ sinh trường học và trạm y tế. Riêng năm 2011, với số tiền được phân bổ trên 20,3 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển lên tới hơn 18,5 tỷ đồng, BCĐ tỉnh đã dành gần 14 tỷ đồng cho các công trình cấp nước chuyển tiếp và khởi công mới, gần 4,2 tỷ đồng cho công trình nhà vệ sinh trường học chuyển tiếp và khởi công mới, 500 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh trạm y tế. Với 1,8 tỷ đồng vốn sự nghiệp, các tiểu dự án về nâng cao nhận thức, tăng cường nhân lực, thể chất, phát triển công nghệ về cấp nước và VSMTNT đã được triển khai. 700 triệu đồng dành cho hỗ trợ vận hành công trình cấp nước tập trung sau đầu tư. Các Sở: GD&ĐT, Y tế triển khai phối hợp và thực hiện dự án với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng. Từ đó, tỷ lệ  người dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh hiện chiếm tỷ lệ 75,17%, có 36,88% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, 31,71% số hộ có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, 51% trường học cùng 75,7% trụ sở UBND xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. ý thức về sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.

 

Năm 2012, Trung tâm nước sạch và VSMTNT tỉnh tập trung đôn đốc các đơn vị thi công triển khai hoàn thiện công trình cấp nước tại các xã: Phú Lão, Phú Thành (Lạc Thủy), Vạn Mai (Mai Châu) đảm bảo hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức hội thảo chuyên đề và tổ chức thăm quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ BQL, tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung ở cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực như: tăng cường công tác truyền thông về nước sạch và VSMTNT. Động viên nhân dân tích cực hưởng ứng cải thiện nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng tránh dịch bệnh. Xây dựng các công trình vệ sinh gia đình, trường học, khu vực công cộng. Vận động nhân dân phát huy tốt chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và nguồn sinh thủy. Phối hợp đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất xử lý nghiêm túc, triệt để tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước. Phát động và duy trì phong trào xanh - sạch - đẹp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các xóm, bản, KDC trên địa bàn tỉnh.

 

   

                                                                                  Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục