Được học theo phương pháp FFS, học viên lớp học “nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV” năm 2012 trình bày thí nghiệm hiện trường trên ruộng lúa của xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình).

Được học theo phương pháp FFS, học viên lớp học “nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV” năm 2012 trình bày thí nghiệm hiện trường trên ruộng lúa của xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình).

(HBĐT) - Các hoạt động học tập gắn liền với một mùa vụ sản xuất, diễn ra ngay trên đồng ruộng, lấy người học làm trung tâm, trực tiếp thực hành nhiều kiến thức, kỹ năng trên cơ sở có sự giao tiếp hai chiều giữa một bên là giảng viên và một bên là học viên. Với những đặc trưng đó, phương pháp tập huấn tại hiện trường (viết tắt là FFS) được xem là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác khuyến nông, tác động tích cực đến nhận thức và trình độ của nhiều hộ sản xuất.

 

Tham gia lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV năm 2012 do Dự án PSARD-HB phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức, chị Bùi Thị Hòa – cán bộ Trạm BVTV huyện Tân Lạc có 3 tháng làm quen với phương pháp FFS. Lớp học có 35 học viên, chia thành 5 nhóm trong quá trình học tập để tiến hành các nghiên cứu IPM, so sánh giống lúa, thí nghiệm phân bón, thí nghiệm SRI, phục tráng giống… Gắn lý thuyết với thực tiễn, thời gian tổ chức lớp học được gắn với thời vụ sản xuất của vụ mùa 2012. Trên phần diện tích 1.500 m2 của xã Dân Chủ (TPHB), học viên được hướng dẫn thực hành các phương pháp xử lý hạt giống, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, theo dõi sâu bệnh… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa, qua đó nắm bắt thành thạo các bước kỹ thuật và kỹ năng thực hành.

 

Chị Bùi Thị Hòa cho biết: Thành viên lớp học đều là cán bộ BVTV nên rất cần được tiếp cận và nắm vững phương pháp FFS. Trong quá trình thực hành, chúng tôi đã học và thực hiện tốt cách bố trí thí nghiệm đồng ruộng, xây dựng khung chương trình, kế hoạch bài giảng và thực hiện tốt các hoạt động trên hiện trường. Cùng với việc chia nhóm để học tập, các nhóm đã phân công từng cá nhân thực hiện các phương pháp điều tra, đo đếm, ghi chép, tổng hợp số liệu và đánh giá chỉ tiêu ngoài đồng ruộng, cách theo dõi các thí nghiệm để chủ động đưa ra biện pháp xử lý cụ thể. Hàng tuần, các nhóm được phân công trình bày thảo luận nhóm, bổ sung các phương pháp tiếp cận đối tượng, khai thác thông tin và phương pháp trình bày vấn đề, qua đó nâng cao kỹ năng trình bày trước cộng đồng của từng thành viên trong nhóm.

 

Lớp trưởng Nguyễn Xuân Lư trao đổi: Học tập theo phương pháp FFS giúp học viên chủ động nắm bắt những vấn đề quan trọng trong thực tiễn sản xuất bằng trực quan sinh động chứ không chỉ qua lý thuyết suông. Trong suốt thời gian 1 vụ sản xuất, chúng tôi được các giảng viên hướng dẫn từ khâu chọn ruộng đến cách xử lý hạt giống, gieo mạ, cấy, chăm sóc, theo dõi tình hình sâu bệnh hại đến khi thu hoạch. Song song với nội dung đào tạo lý thuyết, học viên và giảng viên cùng nhau trao đổi, thảo luận, xây dựng hiện trường, thực hành các thí nghiệm đồng ruộng… Nhìn chung, với phương pháp này, hiệu quả học tập được nâng cao đáng kể bởi lý thuyết đã “bước ra” thực tiễn, mang đến cho học viên những bài học sinh động, có tính thuyết phục cao.

 

Khác với phương pháp học truyền thống trên lớp, FFS là phương pháp đào tạo có sự tham gia, các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trường và kéo dài theo mùa vụ hoặc quá trình sản xuất của một loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Đây là phương pháp khuyến nông theo nhóm, nơi các học viên và giảng viên cùng xây dựng hiện trường phù hợp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác để trải nghiệm quy trình sản xuất hiệu quả, có định hướng. Với phương pháp này, lớp học trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu, học viên được xác định là trung tâm của lớp học, trực tiếp áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất, còn giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có, đồng thời bổ sung, thảo luận, truyền đạt kỹ thuật mới để đảm bảo tính bền vững trong đào tạo.

 

Ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Những năm gần đây, phương pháp FFS đã chứng tỏ được tính thiết thực và hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, tác động tích cực đến nhận thức, trình độ của nhiều hộ sản xuất. Tại tỉnh ta, nhiều chương trình, dự án được triển khai đã chú trọng phương thức đào tạo này, ví dụ như BUCAP, ETSP, PSARD… Thông qua đó, nhiều kiến thức hay, cách làm tốt đã đến với người nông dân, hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục