Người dân xóm Đèn, xã Ngọc Lâu tham gia bàn thảo các phương án quản lý, bảo vệ rừng do xóm quản lý.

Người dân xóm Đèn, xã Ngọc Lâu tham gia bàn thảo các phương án quản lý, bảo vệ rừng do xóm quản lý.

(HBĐT) - Ngọc Sơn - Ngổ Luông là khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) có diện tích lớn nhất tỉnh với 15.891ha; nằm trên địa bàn 7 xã, 51 xóm thuộc 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. Rừng ở đây có hệ sinh thái động, thực vật khá phong phú, đa dạng với các loại chủng loại gỗ đặc trưng như trai, nghiến, đinh vàng, mun... cùng nhiều loài thú quý hiếm. Do vậy, KBTTN đã từng bị xâm hại đến mức báo động. Trước thực trạng đó, BQL KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý, bảo vệ (QLBV) rừng. Từ đây đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong công tác QLBV rừng.

 

Ông Bùi Bình Yên, Giám đốc BQL KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông cho biết: Năm 2010, trước tình hình mâu thuẫn giữa BQL và người dân có chiều hướng gia tăng do tình trạng khai thác rừng trái phép diễn ra khá phổ biến làm cho tài nguyên rừng bị đe dọa nghiêm trọng. Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong QLBV  rừng đặc dụng”, BQLKBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã áp dụng cách thức quản lý mới theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác QLBV rừng. Trong đó, tập trung vào các địa bàn, KDC ở 5 xóm trọng điểm vùng lõi nhằm tiến tới thành lập ban tự quản lâm nghiệp (TQLN) xóm do nhân dân bầu ra để thay mặt xóm tham gia cùng với chính quyền và cơ quan chức năng trong việc quản lý phát triển rừng tại khu vực xóm.

 

Việc thành lập Ban TQLN xóm với nhiều người là một sự lạ, bởi KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông là một khu rừng đặc dụng của Nhà nước do lực lượng kiểm lâm trực tiếp quản lý bảo vệ. Với lại, lâu nay đây, vốn là điểm “nóng” về khai thác và vận chuyển gỗ trái phép. Cùng với đó, nguồn sinh kế của đa số người dân ở đây vẫn còn phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản. Vậy mà giờ đây người dân địa phương lại được giao tự quản rừng cấm thì đúng là “chuyện lạ”. Tuy nhiên cũng phải mất một thời gian khá dài với những nỗ lực vận động, giải thích với các bên liên quan và người dân tại thì việc thành lập tổ chức của cộng đồng thôn tham gia QLBV  rừng một cách đúng nghĩa và đầy đủ. Khó khăn này do xuất phát từ việc trước đây rừng được giao cho các hộ dân theo mô hình giao đất nông nghiệp để thúc đẩy phát triển rừng. Sau đó, KBTTN lại được thành lập, rừng được đưa về QLBV bởi cơ quan kiểm lâm nên đã dẫn đến mâu thuẫn, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến các bên liên quan, nhất là đã ảnh hưởng đến đời sống người dân vốn đang phụ thuộc vào rừng. Tuy vậy, sau khi được tuyên truyền, vận động và thảo luận đầy đủ về cách thức QLBV rừng, thì ban TQLN xóm đã được thành lập. Ban đầu là ở xóm Đèn (Ngọc Lâu) rồi đến các xóm Khú, xóm Rộc (Ngọc Sơn) cũng đã tham gia ký cam kết phối hợp QLBV rừng gắn với phát triển sinh kế giữa BQL KBTTN với đại diện các xóm. Theo đó, quy chế và phương hướng hoạt động đã xác định chi tiết những chức năng, nhiệm vụ của Ban TQLN. Trong đó có những điều rất mới như xóm sẽ được giao một diện tích rừng đặc dụng cụ thể để cùng QLBV, người dân trong thôn sẽ được phép khai thác và sử dụng các lâm sản phụ theo một phương thức nhất định; việc lấy gỗ từ rừng làm nhà cũng sẽ được xem xét...

 

Ông Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn khẳng định: Với việc thành lập các ban TQLN đã gắn kết cộng đồng tham gia vào quá trình QLBV rừng, đã nâng cao tiếng nói của cộng đồng qua đàm phán và thỏa thuận; tuần tra bảo vệ rừng; tuyên truyền, vận động các đối tượng vi phạm; hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm. Đặc biệt, đã trao quyền tự quản nhiều hơn cho cộng đồng đối với tài nguyên rừng, góp phần quản lý tài nguyên rừng, sử dụng lâm sản, phát triển nguồn sinh kế cho người dân từ rừng một cách bền vững.

 

Trên thực tế, ngay sau khi được thành lập ban TQLN, các xóm đã tiến hành tổ chức việc tuần tra rừng tập thể trong cộng đồng. Theo đó, các hộ gia đình trong xóm đều có trách nhiệm đóng góp từ 1 - 2 ngày công mỗi tháng để cùng với các thành viên ban TQLN đi tuần tra. Việc tuần tra được tiến hành theo nhóm từ 5 - 7 người mỗi chuyến. Các tuyến tuần tra tập trung vào các khu vực rừng trọng điểm của xóm. Hiệu quả của việc phát huy vai trò của cộng đồng trong QLBV rừng đã được thể hiện rất rõ ràng. Theo ông Bùi Bình Yên, Giám đốc BQL KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông, thông qua những chuyến tuần tra của ban TQLN các xóm đã bắt giữ khá nhiều vụ vi phạm, khai thác lâm sản trái phép.

 

Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 6/2013 ban TQLN xóm Khú (Ngọc Sơn) đã đi tuần 33 đợt với 150 lượt người tham gia. Qua tuần tra, đã bắt giữ 125 thanh gỗ các loại. Cũng trong thời gian từ tháng 4 - 6/2013 ban TQLN xóm Rộc (Ngọc Sơn) cũng đã tổ chức hàng chục đợt tuần tra với hàng trăm lượt người tham gia. Qua tuần tra cũng đã bắt giữ được 2 cục nghiến, 3 mấu nghiến và 23 thanh gỗ cùng 1 cưa xăng. Không chỉ tổ chức tuần tra rừng định kỳ hay đột xuất, người dân các xóm cũng đã cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị, phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn, bắt giữ các vụ vi phạm. Nhờ sự vào cuộc tích cực của nhân dân mà tình hình vi phạm, khai thác lâm sản trái phép ở địa bàn các xóm đã giảm hẳn. Đặc biệt có nhiều người ở trong các xóm trước đây thường xuyên vào rừng khai thác lâm sản trái phép, nay đã chấm dứt, trở thành những thành viên tích cực của Ban TQLN. Nhận thức, thái độ đối với vấn đề bảo vệ rừng của người dân đã hoàn toàn thay đổi so với trước đây.

 

Điều này cũng đã được Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Hành đánh giá cao: Công tác QLBV rừng hiện nay ở Lạc Sơn đã giao cho xóm, xã quản lý, lấy người của xóm để bảo vệ rừng. Từ đó đã phát huy hiệu quả rất tốt, ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác lâm sản trái phép, bừa bãi. Việc QLBV rừng từng bước được thực hiện một cách toàn diện và hướng đến sự bền vững của rừng và sinh kế của người dân.

 

                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Hàng chục ha ruộng của nhân dân xã Sủ Ngòi bị úng ngập nặng do kênh tiêu thoát nước không đảm bảo (người dân tranh thủ dùng thuyền đánh bắt cá vào ruộng úng).
Không có hình ảnh
Các hộ dân thôn Nam Thượng (Nam Thượng - Kim Bôi) tiếp tục khiếu kiện vì công tác đền bù, hỗ trợ GPMB dự án hồ Cái Cha II chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.

Bão số 2 áp sát vùng biển miền Bắc, đêm nay đi sâu vào đất liền

Bão số 2 chỉ còn cách biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 80km, đang gây mưa to khắp miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Đêm nay, bão sẽ đi sâu vào đất liền, rồi suy yếu.

Diện mạo nông thôn mới có nhiều đổi thay

(HBĐT) - Cách đây 2 năm, khi tiến hành các bước lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM, huyện Mai Châu chỉ có 3 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí là Tòng Đậu, Mai Hạ, Chiềng Châu, 3 xã đạt 5 tiêu chí gồm Xăm Khòe, Bao La, Mai Hịch, 5 xã đạt 5 tiêu chí là Vạn Mai, Đồng Bảng, Pù Bin, Phúc Sạn, Ba Khan, còn 11 xã đạt dưới 3 tiêu chí. Với các chương trình thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, lồng ghép với chương trình, dự án khác, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã có những bước khởi sắc.

Hội thảo xây dựng điểm trình diễn sản xuất giống nông hộ

(HBĐT) - Ngày 19/6, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo xây dựng điểm trình diễn giống nông hộ với sự tham gia của các cơ quan QLNN của tỉnh trong lĩnh vực giống cây trồng, BVTV, các nhóm sản xuất giống nông hộ trên địa bàn 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Kim Bôi.

Đài PT-TH tỉnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung chương trình phát sóng

(HBĐT) - Mới được mở trong năm 2013, chuyên mục “Đối thoại” của Đài PT-TH tỉnh xoay quanh những vấn đề như đầu tư xây dựng cơ bản, an toàn giao thông, quản lý đất nông - lâm trường, quy hoạch NTM, tình trạng và giải pháp khắc phục nợ đọng trong thực hiện BHXH; những cách làm hay, những vấn đề đặt ra cho thực tiễn triển khai chính sách nông nghiệp, nông thôn; vấn đề an toàn, bảo vệ hành lang giao thông... đã được thực hiện tạo hiệu ứng khá cao và được sự quan tâm của dư luận.

Toàn tỉnh trồng mới trên 4.000 ha rừng

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các địa phương trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị cây giống, mặt bằng và nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt kế hoạch trồng rừng năm 2013.

Doanh thu từ lâm nghiệp đạt 13,75 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện Đà Bắc trồng được 450 ha rừng (nhân dân tự trồng 430 ha), đạt 45% kế hoạch, bằng 64% so với cùng kỳ. Các dự án, doanh nghiệp, địa phương và nhân dân đang tích cực chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng vụ hè thu theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất giống cây mỡ bản địa tại xã Tân Pheo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục