Nông dân xóm Độc Lập thu gom, phân loại và bỏ rác tại bể xử lý đúng nơi quy định.
(HBĐT) - Thường thì sau khi sử dụng, bà con nông dân vứt bỏ lọ nhựa, chai thủy tinh, túi, vỏ bao bì thuốc BVTV và nhiều chất thải, rác thải nguy hại khác theo lối “bạ đâu, ném đó” một cách tùy tiện ngay tại bờ mương, chân ruộng hay đường vào khu sản xuất. Đó cũng là thực trạng trước đây trên đồng ruộng của xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Tuy nhiên, từ năm 2012, triển khai công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới, trong đó có xây dựng môi trường nông thôn, cách nghĩ của bà con đã thực sự thay đổi.
Nguồn vốn hỗ trợ 40% của chương trình Nông thôn mới là đòn bẩy để Hội Nông dân xã bắt tay xây dựng 15 bể thu gom, xử lý rác thải trên đồng ruộng có tổng trị giá gần 12 triệu đồng. Công trình đã huy động sức dân, huy động hội viên nông dân góp công vận chuyển vật liệu, xây bể tương đương 60% giá trị công trình, bình quân mỗi xóm xây dựng 1 – 2 bể. Việc tuyên truyền kết hợp tổ chức thực hiện thu gom, xử lý rác thải, chất thải ngay tại khu sản xuất đã tác động mạnh tới ý thức và hành động của người dân. Thay vì thái độ vô tâm, thờ ơ với môi trường sinh hoạt, sản xuất trước kia, hầu hết bà con nông dân vào thời điểm mùa, vụ, nhất là thời kỳ tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa, cây rau, màu đã gói ghém bao vỏ sau khi sử dụng hóa chất, thuốc BVTV, tỉ mỉ phân loại chúng trước khi cho vào bể thu gom.
Những cán bộ, hội viên thuộc chi hội nông dân thôn, xóm cũng là những người có trách nhiệm chính trong việc xử lý chất thải, rác thải trên đồng ruộng. Theo định kỳ 2 lần/tháng, cán bộ, hội viên được phân công sẽ tiến hành xử lý toàn bộ lượng rác thải, chất thải trong bể. Với các loại rác thải, chất thải như vỏ bao bì, chi hội thường xử lý bằng đốt tại bể. Đối với chất thải rắn như chai, lọ thủy tinh sẽ được phân loại, tách riêng. Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và hoàn thiện công trình bể thu gom, xử lý, bà con nông dân đã tích cực vứt rác thải, chất thải đúng nơi quy định và từng bước phân loại trước khi chờ xử lý. Khoảng trên 90% bà con đã có ý thức về công tác vệ sinh môi trường nông thôn. Hầu hết trên các đồng ruộng, khu sản xuất hiện không còn hiện tượng rác thải, chất thải ném, vứt bừa bãi gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Đường vào các khu sản xuất, tuyến kênh, mương, bờ bãi ruộng đồng trên địa bàn xã hiện đã cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhất là đường đi, lối lại hầu khắp đã được rải cấp phối thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển phân, giống, thóc, lúa thu hoạch của bà con nông dân. Việc tổ chức thực hiện xử lý rác thải, chất thải tại nguồn là cách làm mới đã góp phần không nhỏ trong cải thiện môi trường nông thôn, giúp nơi đây hoàn thiện nhóm tiêu chí trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 25/7, Ban Chỉ đạo (BCĐ), Ban tổ chức (BTC) diễn tập huyện Kim Bôi đã tổ chức hội nghị thống nhất một số nội dung công tác chuẩn bị cho diễn tập phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Bôi năm 2013.
(HBĐT) - Đó là phương châm của chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện thành phố Hòa Bình năm 2013” đã được Công ty Điện lực Hòa Bình phát động đầu tháng 7 vừa qua. Với ý nghĩa thiết thực, chương trình hứa hẹn đạt hiệu quả và có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng mà trực tiếp nhất là đối với hơn 20.000 hộ gia đình đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Ngày 9/7/2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và tình trạng mưa dông liên tiếp những ngày gần đây, tại tuyến đường nhựa xóm Nam Thành và đường bê tông tái định cư xóm Ong, xã Nam Phong (Cao Phong) đã xảy ra tình trạng lở đất đồi và sụt lún nghiêm trọng. Cụ thể, sạt lở tà luy âm tuyến đường xóm Ong và sạt lở tà luy dương tuyến đường xóm Nam Thành. Khối lượng đất, đá cần xử lý hót, dọn ước khoảng trên 2.300 m3.
(HBĐT)- Tính đến trung tuần tháng 7, các huyện, thành phố đã trồng được 5.874 ha rừng, đạt 84% kế hoạch năm. Trong đó, các dự án rừng phòng hộ, đặc dụng đã trồng mới 1.816 ha, bao gồm 1.696 ha rừng sản xuất và 120 ha trồng cây phân tán; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình trồng được 700 ha; các dự án khác và dân tự trồng đạt 2.854 ha.
(HBĐT) - Là một xã thuần nông, TTCN, ngành nghề phụ chưa được manh nha, thế nhưng những năm gần đây Hào Lý (Đà Bắc) rơi vào tình trạng nước sạch - vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nguyên nhân được xác định rõ một phần là do điều kiện địa lý, phần nữa là do sự thiếu ý thức của người dân.