Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên BCH PCTT&TKCN của tỉnh dự hội nghị trực tuyến.
(HBĐT) - Ngày 20/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất năm 2014. Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát, các thành viên BCĐ PCLB T.Ư, BCH PCLB&TKCN, các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở ngành, đơn vị chức năng.
Những năm gần đây, tình hình thiên tai tại các tỉnh miền núi diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét xảy ra thường xuyên gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Từ năm 2000 - 2014 đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở, ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn 10 vạn căn nhà bị ngập, hư hại nặng; 7.5000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng, ước tính tổng thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng. Các tỉnh thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã xảy ra các trận lũ quét trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La… làm chết và mất tích 24 người, trong đó có 2 gia đình ở huyện Tam Dường và Hoàng Su Phì, thiệt mạng tới 5 người trong nhà.
Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành T.Ư và địa phương thống nhất cho rằng: Công tác chỉ đạo, đối phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất đã được Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm. Song thực tế lũ quét, sạt lở đất đá đang gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vẫn còn tình trạng chết người sau bão do chủ quan, bất cẩn của một bộ phận người dân. Công tác tuyên truyền, vận động giám sát của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở chưa sâu sát, thiếu kiên quyết. Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, bố trí dân cư, cảnh báo khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét chưa được thực hiện nhiều; việc dự báo, cảnh báo còn chế, chưa đáp ứng với thực tế…
Hội nghị xác định những nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất phải tập trung theo hướng lấy phòng ngừa là chính. Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Chiến lược Quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dự vào cộng đồng; các chương trình di dân tái định cư và tăng cường sự chủ động triển khai các hoạt động phòng tránh thiên tai.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Thời tiết tiếp tục cực đoan và khó dự báo là nguyên nhân chính tác động đến hình thái thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, động đất... Bộ TN -MT đã bàn giao cho 10 trong số 17 tỉnh dự họp bản đồ 2.110 điểm cấp bách/10.266 điểm có nguy cơ cao. Các tỉnh cập nhập thông tin và có kế hoạch ứng phó. Những khu dân cư có nguy cơ cao mà không thể di dời thì đầu tư hệ thống quan trắc để có cảnh báo kịp thời ứng phó và giải pháp an toàn. Khẩn trương triển khai những giải pháp phòng tranh lũ, sạt lở đất; tổ chức di dời nhân dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, khu vực ven sông, suối, ven sườn đồi, núi; xây dựng các biển cảnh báo, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đề cao cảnh giác, tổ chức tốt lực lượng tại chỗ để xử lý ban đầu các tình huống khẩn cấp, hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người do sạt lở đất, lũ quét gây ra.
PV
(HBĐT) - Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Kỳ Sơn cho biết: Đến ngày 19/8, toàn huyện đã có khoảng 238 ha lúa vụ mùa bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Trong đó, khoảng 35 ha bị nhiễm mức độ nặng, 60 ha nhiễm trung bình và 143 ha nhiễm nhẹ. Hiện, 8/10 xã của huyện đã xác nhận có diện tích lúa mùa bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Các xã có diện tích nhiễm nhiều nhất là Hợp Thịnh (140 ha), Hợp Thành (25 ha), Dân Hạ (20 ha), Mông Hóa (20 ha), Phú Minh (15 ha)...
(HBĐT) - Với 28 đơn vị xã, thị trấn, dân số gần 11,5 vạn người, khó có thể tính toán được chính xác lượng chất thải, rác thải phát sinh mỗi ngày trên địa bàn huyện Kim Bôi. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, không đủ bố trí, cách mà huyện chọn để từng bước khắc phục khó khăn là tuyên truyền, hướng dẫn người dân, kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường. Đồng thời xúc tiến quy hoạch xây dựng các điểm chôn lấp, xử lý rác thải đảm bảo về công nghệ.
(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng Cảnh sát PCCC&CN,CH (Công an tỉnh), vào khoảng 21h30’ ngày 14/8, đã xảy ra cháy tại gia đình bà Bùi Thị Vi, xóm Ong, xã Lạc Sỹ (Yên Thuỷ).
(HBĐT) - Môi trường là một tiêu chí khó trong số các tiêu chí thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Huyện Cao Phong đang “loay hoay” tìm lời giải cho việc thực hiện tiêu chí này. Đồng chí Nguyễn Tố Túc, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện cho biết, nguyên nhân chính là do các xã trên địa bàn huyện chưa thực sự quan tâm đến thực hiện tiêu chí này mà ưu tiên thực hiện các tiêu chí dễ hơn.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Sơn: Hiện nay, tại một số vị trí thuộc địa bàn xóm Dọi 2 (xã Qúy Hòa) xuất hiện vết nứt rộng khoảng 10-25cm, dài khoảng 600-700m. UBND huyện đã khoanh vùng, xác định có 25 hộ dân cần được di dời khẩn cấp ra khỏi vùng nguy hiểm, trong đó có 7 hộ nằm trong vùng mất an toàn và 18 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
(HBĐT) - Chi cục Bảo vệ thực vật vừa phát động thực hiện Tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại bảo vệ lúa vụ mùa 2014. Theo đó, từ nay đến cuối tháng 9, Chi cục BVTV, Trạm Kiểm dịch thực vật, Trạm BVTV các huyện, thành phố sẽ tăng cường các hoạt động chuyên ngành để thực hiện tốt công tác chỉ đạo phòng trừ dịch hại, kịp thời hướng dẫn cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng trừ dịch hại để bảo vệ diện tích lúa vụ mùa đạt năng suất, sản lượng kế hoạch đề ra.