Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân vùng đặc biệt khó khăn an toàn trong mùa mưa lũ.

Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân vùng đặc biệt khó khăn an toàn trong mùa mưa lũ.

(HBĐT) - Theo thống kê trên địa bàn huyện Cao Phong có 6 ngầm tràn, gồm: ngầm Khoang Khi (Đông Phong), Đồng Bả (Đông Phong), Suối Nhuối (Tân Phong), Suối Khuộn (Nam Phong), Nam Thành (Nam Phong) và ngầm xóm Chầm (Yên Lập).

 

Từ năm 2010 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư sửa chữa, cải tạo với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng, 6 ngầm tràn nêu trên đã có kết cấu liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo (biển cảnh báo, cột đo mực nước). Với kết cấu vững chắc này, kể từ đầu mùa mưa bão đến nay, hầu như tất cả hoạt động giao thông qua các ngầm tràn trên địa bàn huyện đều diễn ra an toàn, kể cả lúc xảy ra mưa lớn cũng không tràn nước qua bề mặt ngầm.

 

Đối với hệ thống cầu treo, huyện có 2 cầu treo bắc qua suối Vàng của xã Bắc Phong và một nhánh khu vực lòng hồ sông Đà ở xã Thung Nai. Trước đây, do giao thông cách trở, việc đi lại của nhân dân các xóm Môn – xã Bắc Phong và xóm Mu, Chiềng – xã Thung Nai rất nguy hiểm, khó khăn. Theo bà Bùi Thị Nhiên ở xóm Mu, xã Thung Nai, cầu làm từ những năm 2000, lúc đầu dầm làm bằng gỗ nhưng sau vài năm thì mục nát nên bà con tự huy động, dùng nguyên liệu bương, tre để thay thế. Cầu tạm, không đảm bảo an toàn nên mỗi lần đi qua, lại đều lo nơm nớp, nhất là với trẻ nhỏ hàng ngày phải qua cầu đến trường. Cuối năm 2012, cầu treo Mu – Chiềng được sửa chữa, cải tạo lại với giá trị đầu tư trên 700 triệu đồng. Cầu có kết cấu dầm thép, mặt sàn lát bằng thép đáp ứng mong mỏi có một cây cầu vững chắc khi đi qua suối của người dân 2 xóm Mu, Chiềng. Cuối năm 2013, thay vì cầu tạm, cầu treo xóm Môn có chiều dài 60m cũng được đầu tư cải tạo với tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các cầu bắc qua các suối nhỏ trên địa bàn cũng đã được làm bằng bê tông cốt thép.

 

Đồng chí Đinh Trọng Hiền, cán bộ phụ trách lĩnh vực giao thông – Phòng KT & HT huyện Cao Phong cho biết: Nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát việc đảm bảo an toàn giao thông trên tất cả các tuyến đường hiện đang quản lý. Các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị đường bộ thực hiện duy tu, sửa chữa đối với các vị trí ổ gà, lún cao su, khơi thông cống rãnh, phát quang tầm nhìn và sửa chữa, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ còn thiếu hoặc đã hư hỏng, xuống cấp. Tại điểm thường xuyên sạt lở xóm Ong, xã Nam Phong vừa được bê tông hóa, không còn tái diễn nguy cơ sạt lở. Một số xóm đi lại còn khó khăn như Chầm, Bạ, Thôi, Quà của xã Yên Lập đã huy động nhân lực tại chỗ tạm thời khắc phục ổ gà, lầy lội vào mùa mưa. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên chỉ đạo Ban quản lý các công trình tăng cường đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công trong mùa mưa bão, như các tuyến Xuân Phong, ngầm Khuận xã Nam Phong, cầu Dệ xã Bắc Phong… Trong những tháng mùa mưa đã kịp thời khắc phục sạt lở tại đường xóm Nếp, xã Tây Phong, sửa chữa khắc phục sạt lở tuyến đường xóm Nà Bái – xã Dũng Phong, san lấp ổ gà đường vào trung tâm xã Nam Phong, kè chống sạt lở tuyến đường cầu Bai Cha, xóm Rú 4  - xã Xuân Phong, đường Bình Thanh – Thung Nai và san lấp ổ gà đường vào xóm Vỏ - xã Thu Phong.

 

 

                                                                                   Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CN,CH chữa cháy chợ Hữu Nghị đêm cuối tháng 7. Ngọn lửa đã thiệu rụi 3 ki ốt hàng hóa.
Không có hình ảnh
Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đốt rơm rạ ngay tại ruộng, sau khi thu hoạch - đây là cách xử lý không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm mất đi phần lớn lượng dinh dưỡng cho đất.
Quá trình thi công hồ Thóng, tuyến đường liên xóm Thóng - Trung  (Bình Cảng - Lạc Sơn) khiến việc đi lại của dân cư trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.

Xử lý nghiêm tình trạng “cò”, “môi giới dẫn xe” trốn việc kiểm soát trọng tải

(HBĐT) - Ngày 3/9, UBND tỉnh có Công văn số 1110 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm an toàn giao thông những tháng cuối năm.

Thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường nông thôn - Gian nan hành trình về đích

(HBĐT) - Với những nguồn lực đã được đầu tư, đến giữa năm nay, tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh (HVS) đạt 78%, hộ dân có nhà tiêu HVS đạt 44,2%. Tại hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn, số trường học có nước và nhà tiêu HVS ở khối mầm non đạt 58,9%; khối tiểu học đạt 43,6%, THCS đạt 34,5%, THPT đạt 62,2%.

Chuẩn bị cung ứng ra thị trường gần 1 vạn cây bưởi giống

(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2013, Trung tâm Giống cây trồng - Sở NN&PNT đã triển khai đề án sản xuất và nhân giống cây bưởi đầu dòng. Theo đó đã tổ chức lựa chọn được 6 cây đầu dòng tại vùng Thanh Hối, Tân Lạc, trong đó có 3 cây bưởi đỏ, bưởi da xanh.

Huyện Lạc Thủy: Quản lý, bảo vệ rừng nền nếp, hiệu quả

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên trên 31.950 ha, đất lâm nghiệp 21.500 ha, chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 19.715,58 ha, chiếm 61,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên là 9.136 ha, diện tích rừng trồng 10.579 ha.

Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều diện tích lúa, hoa màu, đường giao thông bị thiệt hại

(HBĐT) - Theo thông tin từ Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh về tình hình thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn ngày 29 - 30/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu cùng áp thấp kết hợp gió Đông Nam, toàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như ở huyện Kim Bôi lượng mưa đo được 185,3mm, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 214mm, huyện Lạc Sơn 108,7mm…

Ban quản lý dự án phát triển lâm nghiệp lập kế hoạch năm 2015

(HBĐT) - Ngày 3/9, BQL dự án phát triển lâm nghiệp (Kfw7) Hòa Bình tổ chức hội nghị sơ kết công tác 8 tháng năm 2014, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm và lập kế hoạch năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục