Lực lượng kiểm lâm huyện Lạc Thủy tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã Phú Thành triển khai quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

Lực lượng kiểm lâm huyện Lạc Thủy tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã Phú Thành triển khai quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR.

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên trên 31.950 ha, đất lâm nghiệp 21.500 ha, chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 19.715,58 ha, chiếm 61,7% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên là 9.136 ha, diện tích rừng trồng 10.579 ha.

 

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Thủy Nguyễn Sông Hồng cho biết: Lạc Thủy là huyện vùng xa của tỉnh, địa hình đa dạng, phức tạp, tiếp giáp với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, diện tích rừng nhỏ lẻ, xen kẽ giữa các tổ chức và gia đình, diện tích núi đá có cây chiếm 1/2 diện tích rừng trên địa bàn là những khó khăn cho quản lý, bảo vệ rừng (QL&BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đổi mới, lồng ghép triển khai thường xuyên công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng như các văn bản vi phạm pháp luật về PCCCR, quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp; quy định về quản lý cây cảnh, lâm sản, bóng mát, cây cổ thụ; quy định về quản lý, khai thác tự nhiên gây, nuôi động vật hoang dã thông thường đến người dân và các chủ rừng. Hàng năm trên địa bàn huyện có từ 22-26.000 lượt người được phổ biến các quy định về QL &BVR và các văn bản liên quan. 6 tháng đầu năm đã có 11.800 lượt người được học tập, tuyên truyền các quy định pháp luật về QL &BVR. Lực lượng chức năng đã tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, lồng ghép vào kế hoạch phát triển KT -XH hàng năm, trong đó, cấp huyện đã xây dựng 1 kế hoạch, cấp xã, thị trấn có 14 kế hoạch. Huyện Lạc Thủy đã củng cố kiện toàn và duy trì hoạt động của 113 tổ, đội, quần chúng BVR với trên 800 người thường xuyên tham gia. Các xã có rừng đều được cơ cấu bố trí cán bộ có năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền QL &BVR. Cùng với cán bộ kiểm lâm địa bàn, lực lượng này có vai trò quan trọng đưa công tác QL &BVR đi vào nền nếp. Huyện đã thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng: công an, quân đội và kiểm lâm để giữ gìn ANCT - TTATXH và QL & BVR. Đồng thời phối hợp với các đơn vị thường xuyên kiểm tra các khu vực giáp ranh, triển khai các phương án QL &BVR, PCCCR, giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư, phá rừng, lấn chiến đất rừng, nhất là các khu vực  giáp ranh như Kim Bảng (Hà Nam), Nho Quan và khu BTTN Vân Long (Ninh Bình). Công tác PCCCR được quan tâm chỉ đạo, các xã đều xây dựng phương án PCCCR, thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”, về cơ bản người dân và các chủ rừng nghiêm túc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về PCCCR, nhiều năm huyện Lạc Thủy không để xảy ra cháy rừng lớn; là huyện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng. Lực lượng kiểm lâm tăng cường kiểm tra, rà soát, nắm vững biến động tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, hướng dẫn các chủ rừng, người dân tổ chức khai thác rừng, chế biến, kinh doanh, vận chuyển lâm sản theo đúng quy định Nhà nước. Giá trị khai thác, chế biến lâm sản của huyện Lạc Thủy trong 6 tháng đầu năm đạt 26, 7 tỷ đồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Công tác QL&BVR ở Lạc Thủy được duy trì có nề nếp và hiệu quả. Nhận thức, hành động thực hiện các quy định của pháp luật về QL &BVR tại các xã, thị trấn không ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng phát triển KT -XH bền vững, mật độ che phủ rừng của huyện đạt 57%.

 

 

Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục