Trạm 110 KV Trung Sơn cung cấp điện cho KCN Nam Lương Sơn.
(HBĐT) - Hiện nay, việc cấp điện cho các KCN và các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được thực hiện từ một nguồn duy nhất qua đường dây 22 KV hoặc 35 KV sau các trạm 110 KV. Vì vậy khi các đơn vị quản lý vận hành lưới điện thực hiện thí nghiệm định kỳ, vệ sinh thiết bị cải tạo, sửa chữa hoặc hệ thống lưới điện bị sự cố thì KCN và một số DN được cấp điện từ hệ thống lưới điện đó đều mất điện. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cấp điện cho các KCN và doanh nghiệp FDI.
Không có nguồn dự phòng
Trên địa bàn tỉnh có 8 KCN, trong đó, 5 KCN có các DN đã hoạt động SX-KD bao gồm: KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Nam Lương Sơn và Lạc Thịnh. Cả tỉnh có 22 DN đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động; trong đó có 12 DN trong KCN Lương Sơn, 4 DN KCN bờ trái sông Đà, 6 DN không nằm trong KCN tại các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và TPHB. 5 KCN có DN FDI đã hoạt động và 6 DN FDI không nằm trong KCN trên địa bàn được cấp điện chủ yếu từ một trong các trạm 110 KV Hòa Bình (E10.1), Lương Sơn (E19.2), Lạc Sơn (E 19.1), Trung Sơn (E 19.5) thông qua 1 lộ đường dây trung áp 22 kV hoặc 35 kV.
KCN Lương Sơn có số doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất tỉnh, nguồn điện được cấp từ đường dây 22 KV lộ 471, trạm biến áp 110 KV Lương Sơn. KCN bờ trái Sông Đà được cấp điện từ đường dây 22 KV lộ 472, 475 ( trạm 110 KV Hòa Bình), KCN Mông Hóa cũng được cấp điện từ trạm 110 KV Hòa Bình thông qua đường dây 35 KV lộ 374 KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) được cấp điện từ đường dây 35 KV lộ 374, trạm 110 KV Lạc Sơn. KCN Nam Lương Sơn đang được cấp điện từ trạm 110 E19.5 Xi măng Trung Sơn. Các doanh nghiệp FDI không nằm trong KCN trên địa bàn TP Hòa Bình như Công ty BanDai Việt Nam, Công ty IF Việt Nam, Công ty Pacific, Công ty CP Jafacomfeed được cấp điện từ trạm 110 KV Hòa Bình qua đường dây 22 KV, đường dây 35 KV các lộ khác nhau. Công ty CP Paris- Lotus Việt
Theo Công ty Điện lực Hòa Bình tổng số lần ngừng, giảm mức cung cấp điện trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng 7 và 8 năm 2014 là 522 lần với tổng thời gian mất điện là 860 giờ, sản lượng điện năng bị cắt trên 1,75 triệu KWh. Trong đó có 128 số lần với tổng thời gian mất điện là 528 giờ, sản lượng điện bị cắt là 987.862 KWh; 424 lần ngừng, giảm mức mức cung cấp điện không theo kế hoạch (do sự cố) với tổng thời gian mất điện 332 giờ, sản lượng điện năng bị cắt là 768.631 KWh.
Theo báo cáo của Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình và một số các DN FDI, thời gian từ 1/1/2014 đến 31/7/2014 có 79 lần ngừng, giảm mức cung cấp điện với tổng thời gian mất điện là 318 giờ 10 phút, trong đó mất điện theo kế hoạch là 42 lần với thời gian là 195 giờ 34 phút, mất điện do sự cố hệ thống lưới điện là 37 lần, thời gian 122 giời 36 phút. Nguyên nhân được xác định là các KCN và các DN FDI chỉ được cấp điện từ một nguồn duy nhất từ các đường dây 22, hoặc 35 KV sau các trạm 110 KV (chưa có nguồn dự phòng).
Cải thiện việc cấp điện cho doanh nghiệp
Thời gian qua, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các giải pháp nhằm cải thiện tình hình cung ứng điện cho doanh nghiệp và người dân. UBND tỉnh vừa ban hành văn bản bảo đảm cung cấp điện phục vụ hoạt động SXKD tại các KCN và doanh nghiệp FDI. Theo đó yêu cầu: Các đơn vị đầu tư kinh hạ tầng KCN rà soát lại hệ thống lưới điện nội bộ trong KCN, thay thế, khắc phục kịp thời các thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế sự cố và thời gian mất điện trong KCN. Thông báo kịp thời cho các DN kiểm tra, rà soát lại hệ thống lưới điện cấp cho DN, thay thế khác phục kịp thời các thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế sự cố. Phối hợp chặt với Công ty Điện lực Hòa Bình và chi nhánh cao thế Hòa Bình trong việc trao đổi thông tin về tình hình ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với các phụ tải trong KCN. Riêng đối với KCN Lương Sơn, nhà đầu tư hạ tầng nghiên cứu lắp đặt trạm trung gian 35/22 KV tại KCN, lấy nguồn 35 KV từ trạm biến áp 110 KV Trung Sơn để dự phòng cấp điện cho các phụ tải trong KCN. Công ty Điện lực Hòa Bình lập kế hoạch ngừng, giảm mức cung cấp điện từng ngày trong tuần các phụ tải trong các KCN và DN FDI trên địa bàn gửi BQL các KCN, đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN và những DN FDI trên địa bàn tỉnh trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện 5 ngày. Xem xét, thỏa thuận phương án cấp điện đối với các DN đầu tư trong KCN và các doanh nghiệp FDI khi các đơn vị đăng ký nhu cầu sử dụng điện.
Nhằm khắc phục nỗi ám ảnh mất điện làm gián đoạn sản xuất, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, theo cơ quan chuyên môn để bảo đảm cung cấp điện phục vụ các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN và doanh nghiệp FDI trên địa bàn cần có ít nhất 2 nguồn điện từ hai trạm biến áp 110 KV khác nhau. Thế nhưng trên thực tế để vận hành 2 nguồn điện, hiệu quả đầu tư đang được cân nhắc. Được biết ngành Điện lực đang tính toán thực hiện những giải pháp trước mắt, cũng như lâu dài để bảo đảm cấp điện cho các KCN và doanh nghiệp trên địa bàn. Trong đó, đang khởi động dự án đầu tư xây dựng Trạm 110 KV đặt tại xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) nhằm cung cấp điện cho khu vực TP Hòa Bình, KCN Mông Hóa, Yên Quang, đồng thời bảo đảm mục tiêu có 2 nguồn để có thể cung cấp điện cho khu vực TP Hòa Bình trong trường hợp có những sự cố mất điện, hoặc cắt, ngưng theo kế hoạch. Hiện đã có chủ trương và xác định nguồn vốn để khởi động dự án này. Ngoài ra ngành Điện lực đang thực hiện giải pháp ngắn hạn rà soát, cải tạo xây dựng lộ 22 KV tại mạch vòng liên kết hạn chế thời gian mất điện tại KCN Lương Sơn. Theo các chuyên gia, giải pháp tối ưu là bổ sung thêm trạm 110 KV tại Lương Sơn, tuy nhiên, đây là giải pháp tốn tiền và ít khả thi bởi hiện phụ tải KCN Lương Sơn chỉ đạt khoảng 20% của một máy.
Lê Chung
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, TPHB đã trồng mới 215,6/140 ha rừng sản xuất, đạt 154 % kế hoạch năm 2014. Trong đó trồng rừng sản xuất theo dự án bảo vệ và phát triển rừng 100 ha (tại xã Yên Mông, Hòa Bình, Dân Chủ); dân tự trồng 115,6 ha.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng có số lượng cầu treo khá lớn, trong đó, nhiều cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng. UBND huyện Lạc Sơn đã tranh thủ các nguồn ưu tiên đầu tư, cải tạo các cầu yếu để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đi lại.
(HBĐT) - Mô hình Đoàn thanh niên tham gia “Thắp sáng đường quê” đang lan rộng ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh và có sự chung tay ủng hộ của người dân. Thanh niên ở những vùng quê này đã có nhiều cách làm sáng tạo, vận động đầu tư, huy động nguồn lực xã hội cùng chung tay thắp sáng đường quê.
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2012-2014, chương trình MTQG NS& VSMT trên địa bàn tỉnh được bố trí tổng kinh phí 279.473 triệu đồng gồm các nguồn vốn: XDCB 1.500 triệu đồng, Chương trình giảm nghèo 14.013 triệu đồng, Chương trình 134 là 18.571 triệu đồng, Chương trình MTQG xây dựng NTM 10.309 triệu đồng, Chương trình MTQG NS&VSMT 103.095 triệu đồng, tín dụng ưu đãi (ngân hàng CSXH) 109.264 triệu đồng, tổ chức Childfund 3.043 triệu đồng...
(HBĐT) - Đã có một số chương trình, dự án triển khai nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh nông thôn ở huyện Đà Bắc nhưng cơ bản vẫn chưa nhiều biến chuyển. Theo đồng chí Đặng Đình Nhiên, Giám đốc Trung tâm YTDP huyện, mới đây, kết quả điều tra về tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, công trình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh chỉ đạt gần 35%.
Đầu tuần, thời tiết cả nước phổ biến nhiều mây, mây thay đổi. Có mưa vài nơi, có nơi có dông. Các tỉnh phía bắc, đêm và sáng trời lạnh. Vùng núi các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên, đề phòng lũ quét, sạt lở đất.