Hồ Ngọc Lương 1 và 2, trong đó công trình hồ Ngọc Lương 2 có chiều cao thân đập 5,5 m, dung tích chứa 1,15 triệu m3, bảo đảm tưới cho hàng trăm ha thuộc các xóm Chiềng, Trường Sơn, Liên, Đồi 1 và 2.

Hồ Ngọc Lương 1 và 2, trong đó công trình hồ Ngọc Lương 2 có chiều cao thân đập 5,5 m, dung tích chứa 1,15 triệu m3, bảo đảm tưới cho hàng trăm ha thuộc các xóm Chiềng, Trường Sơn, Liên, Đồi 1 và 2.

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy cho biết: Là vùng địa hình phức tạp đặc thù, không giữ được nước, chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng, hạ tầng thiếu và chưa đồng bộ, Yên Thủy thường xuyên hứng chịu hậu quả nặng nề của thời tiết, thiên tai, hầu như năm nào trên địa bàn cũng xảy ra giông lốc, lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Huyện đã kiện toàn BCH PCTT&TKCN từ huyện xuống cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, đang tập trung triển khai các phương án cụ thể sát với điều kiện thực tế, tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời nguy cơ mất an toàn.

 

Toàn huyện có 3 tuyến đê chiều dài 4,5 km. 53 hồ đập lớn và 12 hồ đập nhỏ. Trong đó, có các hồ lớn với dung tích trên 1 triệu m3 như các hồ Ngọc Lương II, hồ Me I, Lương Cao...Huyện đã lên phương án cho từng công trình, khu vực trọng điểm cần đặc biệt quan tâm như: hồ Trác, Tác Lót, xã Lạc Thịnh; Lương Mỹ, Vó Khơi, xã Lạc Lương; Ngọc Lương 1, 2; Sung, xã Yên Lạc; Bai Cái, khu vực xóm Nam Bình, xã Đoàn Kết…Các phương án PCTT&TKCN đang được được gấp rút triển khai theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đối với hồ Sung (Yên Lạc) hiện mái thượng lưu bị sạt lở nặng, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập thiết kế từ 0,2 - 0,3m. Khi mưa to, lượng nước dồn về nhanh, đường tràn xả lũ tiêu không kịp, có thể nước tràn qua mặt đập, gây nguy cơ vỡ đập. UBND huyện giao nhiệm vụ cho các UBND xã, ban, ngành và đơn vị liên quan thường xuyên ứng trực chuẩn bị sãn sàng ứng phó với tình trạng vỡ đập, nước lũ dâng cao khi mưa lớn. Trong trường hợp này, huy động nhân dân xóm Khang và các xóm lân cận, huy động 2 xe ô tô của Công ty Duy Tiến với tổng số nhân lực 150 người và 300 bao tải đựng đất, 100 cọc tre, 2 xe chở đất để xử lý sự cố. Hồ Tác Lót, xã Lạc Thịnh đang nằm trong tình trạng khá nguy hiểm, mái thượng lưu bị sạt lở nặng, nhiều chỗ bị khoét sâu vào thân đập, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thân đập, nước dễ bị tràn qua mặt đập gây nguy cơ vỡ đập. Chính quyền và nhân dân cũng đang triển khai phương án ứng phó với trường hợp vỡ đập. Các vật liệu dự phòng đã được tập kết tại nhà văn hóa xóm Sấu gồm: 400 bao tải đựng đất, 200 cọc tre, nhân lực 150 người, 2 xe chở đất. Khi mưa to sẽ dùng bao tải đất đắp con trạch không cho nước tràn qua thân đập, đắp bao tải đến đâu thì đóng cọc tre đến đó khống chế không cho nước tràn qua mặt đập; đồng thời có phương sơ tán dân tại khu vực sau hồ nếu xảy ra vỡ đập. Đối với khu vực xóm Nam Bình (Đoàn Kết) có nguy cơ cao ngập lũ quét, ngập lụt khi mưa lớn, nước về nhanh không kịp thoát ra sông Lạng, huyện tập trung tuyên truyền nhân dân đề cao cảnh giác sãn sàng di chuyển đến khu vực trên núi Đẹn, phía tây xóm tránh nguy hiểm. Khu vực sạt lở suối Ngan, xã Lạc Sỹ khi mưa lũ lớn gây sạt lở đất, đá ven suối, ven đồi ảnh hưởng đến các hộ dân và diện tích canh tác các xóm: xóm Ong, Thượng, Sỹ,  Hạ 1,  Hạ 2 cũng đang triển khai phương án sơ tán người, gia súc và tài sản của nhân dân tại khu vực sạt lở đến nơi an toàn. Huyện Yên Thủy đã chuẩn bị cơ bản vật tư, vật liệu dự phòng gồm: 420 cái rọ thép; 142 áo phao; 100 100 phao tròn; 6 nhà bạt; 1000 bao tải dứa, cũng như có kế hoạch huy động các phương tiện dễ cơ động để ứng cứu và xử lý và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, mưa lũ gây ra. Huyện Yên Thủy đang tập trung chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, thu hoạch nhanh gọn lúa và hoa màu, hạn chế mất trắng, vận động nhân dân đề cao cảnh giác chằng chống nhà cửa đề phòng giông lốc thường xuyên xảy ra.  

                                                                                 

 

                                                                      Lê Chung

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục