BQL các KCN tỉnh tổ chức huấn luyện ATVSLĐ tại Công ty TNHH Transon Việt Nam (KCN Lương Sơn).
(HBĐT) - Ngày 18/10/2013, Bộ LĐ-TB& XH ban hành Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (thay thế Thông tư số 37/2005, số 41/2011 của Bộ LĐ-TB&XH) và có hiệu lực từ ngày 15/12/2013. Cũng như các tỉnh, thành phố khác, thời gian đầu thực hiện, tỉnh ta còn gặp khó khăn do chưa có tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ (được thành lập theo quy định của pháp luật). Đến nay, khó khăn này đã cơ bản được tháo gỡ. Trên địa bàn tỉnh đã có 2 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
Cuối năm 2014, Cục trưởng Cục ATLĐ (Bộ LĐ-TB&XH) đã có Quyết định số 468/QĐ-ATLĐ ngày 24/11/2014 về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện ATLĐ, VSLĐ cho Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình. Theo đó, BQL các KCN được cấp Chứng chỉ huấn luyện ATVSLĐ cho các đối tượng nhóm 2 và nhóm 3 được quy định tại Thông tư 27. Đồng chí Nguyễn Bằng Giang, Phó trưởng BQL các KCN, Trưởng ban Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ cho biết: Với số lượng công nhân, lao động làm việc trong các KCN của tỉnh đến hết năm 2014 khoảng 11.000 và sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự kiến đến năm 2020 có khoảng trên 30.000 lao động. Số lượng lao động tăng hàng năm chủ yếu là công nhân mới tuyển dụng, trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, được doanh nghiệp tự đào tạo nghề, do đó rất cần thiết có sự hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo, huấn luyện ATLĐ, VSLĐ, đồng thời kết hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động cho các đối tượng này. Ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, Ban huấn luyện ATLĐ,VSLĐ đã tổ chức thành công 4 lớp huấn luyện cho các nhóm đối tượng của doanh nghiệp trong các KCN với gần 2.400 học viên, trong đó 1 lớp thuộc nhóm đối tượng 1 (khoảng 50 học viên) và 3 lớp đối tượng 4 với khoảng 2.400 học viên. Từ đầu năm đến nay, Ban cũng đã mở được 2 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho Công ty TNHH Transon Việt Nam và Công ty TNHH Nissin Manufacturing Việt Nam tại KCN Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Bằng Giang khẳng định: Việc thành lập và tổ chức hoạt động dịch vụ ATLĐ, VSLĐ cho các doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả thiết thực, giảm thời gian đi lại liên hệ giải quyết thủ tục quản lý lao động của doanh nghiệp, tập trung một đầu mối tại BQL các KCN; giảm chi phí huấn luyện ATLĐ,VSLĐ so với các đơn vị khác khoảng 6 lần cho các doanh nghiệp trong các KCN. Từ đó tạo được niềm tin từ phía các doanh nghiệp và nhà đầu tư; tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển.
Đồng chí Khuất Thị Thuỷ, Phó trưởng Phòng Việc làm- ATLĐ (Sở LĐ- TB&XH) cho biết: Hiện nay, tỉnh ta có 2 đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ là BQL các KCN và Công ty TNHH Trọng Tín. Điều này tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ theo Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện huấn luyện ATVSLĐ của tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn. Một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm được quy định mới hoặc các doanh nghiệp cố tình trốn tránh không thực hiện, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Vẫn còn một bộ phận người sử dụng lao động, người lao động chưa nhận thức được vai trò của công tác huấn luyện ATVSLĐ. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh các giải pháp nhằm tập trung thực hiện huấn luyện ATVSLĐ theo Thông tư 27. Trong đó đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các doanh nghiệp, người lao động về công tác huấn luyện, đảm bảo ATVSLĐ. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong Tuần lễ Quốc gia về ATLĐ-PCCN hàng năm, phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố tuyên truyền, kiểm tra các doanh nghiệp có nguy cơ mất ATVSLĐ trên địa bàn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi chủ sử dụng lao động, người lao động phải tự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác huấn luyện, đảm bảo ATVSLĐ đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Hương Lan
Sáng 29-7, UBND tỉnh Quảng Ninh có Công điện số 17/CĐ-UBND yêu cầu Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chủ động huy động lực lượng, phương tiện kiểm tra chặt chẽ đến tận hầm lò, khai trường, nhất là các bãi thải để xử lý, khắc phục các sự cố sập đổ, sạt lở tại hầm lò, khu vực bãi thải có thể xảy ra do mưa, lũ, khẩn trương gia cố các vị trí có nguy cơ sạt lở, xung yếu; chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động phối hợp địa phương tổ chức di chuyển các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, hỗ trợ người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống; khơi thông dòng chảy, mương tiêu thoát nước bảo đảm giao thông thông suốt; sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng cứu khi có yêu cầu...
(HBĐT) - Theo thông tin từ BCH PCTT&TKCN tỉnh: Do mưa kéo dài trong những ngày qua, dù chưa có thiệt hại về người nhưng trên địa bàn xã Phúc Sạn đã gây ra một số thiệt hại.
(HBĐT) - Trong tháng 7, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra, bắt giữ và xử lý 12 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tăng 7 vụ so với tháng 6. Trong đó, có 5 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 3 vụ phá rừng trái phép; 1 vụ khai thác lâm sản trái phép; 1 vụ vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng và 2 vụ vi phạm khác. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 145,7 triệu đồng.
(HBĐT) - Đoạn taluy bao quanh khu vực đồi Ông Tượng chạy dọc theo quốc lộ 6, khu vực từ tổ 5 đến hết tổ 3, phường Phương Lâm là đoạn ta luy không được phép tác động, tuy nhiên, năm 2010, lợi dung việc làm đường, một số hộ dân tại tổ 4, phường Phương Lâm đã tự ý san ủi taluy để lấy mặt bằng nhưng không thực hiện kè đất nên hiện nay khu vực này đã và đang tiếp tục bị sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà của nhiều hộ dân tại đây. Điều đáng nói, hộ dân tự ý san lấp đã đi khỏi địa phương, hiện diện tích mặt bằng san lấp không có người quản lý.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Lạc Sơn đã hoàn thành 19 công trình điện với nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và vốn Dự án ngành điện. Nhờ đó, giúp tăng cường mục tiêu thực hiện tiêu chí số 4 trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,5%.
(HBĐT) - Cùng với việc phát triển khu công nghiệp, mở rộng sản xuất hàng hóa… huyện Yên Thủy đã và đang phải đối mặt với những nguy cơ về môi trường. Người dân đã lên tiếng và cấp ủy, chính quyền cũng bắt đầu sốt sắng với việc giữ gìn môi trường sống trong lành như vốn có, mặc dù chặng đường còn khá nhiều gian nan.