(HBĐT) - Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 2716/SNN-CNTY, ngày 20/10/2021 về triển khai các giải pháp duy trì phát triển sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022.


Theo nội dung công văn: Hiện nay, giá cả thị trường đối với một số sản phẩm chăn nuôi đã và đang giảm rất sâu (giá lợn hơi xuống dưới 40.000 đồng/kg, giá gà trắng dưới 25.000đ ồng/kg) so với trước khi bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng cao (từ 16-35%) dẫn đến việc người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Hiện, đa số các cơ sở, hộ chăn nuôi chưa tái đàn mà chỉ tập trung xuất bán các sản phẩm chăn nuôi đang bị tồn đọng. Vì vậy, có nguy cơ sẽ bị thiếu nguồn cung thực phẩm vào dịp Tết Nguyên Đán 2022 là rất cao.

Để duy trì ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi, chủ động nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022, UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo, triển khai thực hiện một số giải pháp như:

Chỉ đạo rà soát, nắm bắt hiện trạng cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn để cân đối cung - cầu; xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức sản xuất cụ thể trong mọi tình huống (khi chưa có dịch Covid-19, khi có dịch và sau khi dịch xảy ra) để phát triển sản xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung.

Tiếp tục chỉ đạo tái đàn lợn; ổn định phát triển đàn gia cầm và phát triển một số loại vật nuôi có lợi thế của địa phương như: Lợn bản địa Đà Bắc, gà Lạc Thủy, vịt Bầu Bến, Dê; vỗ béo đàn trâu, bò nuôi lấy thịt nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh trên thị trường. Tập trung phát triển chăn nuôi để phục vụ tiêu dùng gia tăng vào những tháng cuối năm 2021 và nhất là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng từ 10-12% trong dịp tết Nguyên Đán 2022.
Tổ chức triển khai các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn. Tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ, kiểm soát tốt chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và môi trường trong chăn nuôi.

Chỉ đạo, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn, nguồn phụ phẩm của nông - lâm - nghiệp sẵn có của địa phương, để chủ động một phần thức ăn chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm.

Tổ chức, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi; đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm; phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử; xây dựng nhãn hiệu, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, để nâng cao giá trị; chủ động tiêu thụ sản phẩm, cân đối nguồn cung, cầu.

Tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông xuất bán các sản phẩm chăn nuôi tại địa phương, khi phương tiện vận chuyển và người trên phương tiện vận chuyển đủ điều kiện phòng, chống dịch thì cho vận chuyển lưu thông hàng hóa, không nên phát sinh thủ tục hành chính...

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nguồn cung, giá sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi trên cả nước và  trên địa bàn, để người dân có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Những địa phương có dịch bệnh gia súc, gia cầm đã qua 21 ngày, khi đủ điều kiện phải kịp thời công bố hết dịch để người chăn nuôi tái đàn và duy trì phát triển sản xuất.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng, ngân hàng cho người dân được vay vốn sản xuất, giãn nợ, khoanh nợ và các chính sách khác để duy trì, ổn định sản xuất chăn nuôi.     

V.Đ (TH)

Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục