Di tích hang Khoài (hang Trâu), ở xóm Sun,
xã Xăm Khòe. Đây vừa là nơi cư trú, vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân
thuộc nền Văn hoá Hòa Bình, có khung niên đại khoảng từ 17.000 năm đến 11.000
năm cách ngày nay. Ngoài những di vật thu được trong quá trình khai quật ở di
chỉ hang Khoài còn có dấu tích bếp và mộ táng. Di chỉ hang Khoài góp phần
góp phần soi sáng về kỹ thuật chế tác công cụ, về táng thức của cư dân Hoà
Bình. Di tích hang Khoài được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia
năm 1997.
Khu bảo
tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò nằm ở độ cao trên 1.000 m so với
mặt nước biển với diện tích 7.091 ha có các loài động thực vật quý hiếm như:
gấu, báo hoa mai, thông đỏ, lan hài... Hiện tại, Mai Châu đã mở tour du lịch đi
bộ nhiều ngày qua các khu rừng nguyên sinh, ngủ tại các bản người Mông, Thái,
Mường được nhiều du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Ngày mới ở bản Lác-xã Chiềng Châu
Phụ nữ Thái và các sản phẩm thổ cẩm được làm tại các bản làng
Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, là khu du
lịch trọng điểm của Mai Châu. Đây được xem là địa chỉ thích hợp cho khách du
lịch với những chuyến đi dã ngoại nếu muốn khám phá nếp sống của người Thái nơi rẻo cao. Bản Lác mang vẻ đẹp giản dị, gần gũi và ấm áp khiến du khách luôn muốn trở lại.
Hiện nay,
bản Lác có 60 nhà nghỉ phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch. Nhà sàn
ở bản Lác cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, giữ được lối kiến trúc cổ. Đêm đến, du
khách sẽ được hòa mình trong không gian văn hóa truyền thống của người Thái,
đốt lửa trại, giao lưu nhảy sạp với dân bản và lắc lư cùng điệu xòe Thái giao
duyên đầy tình tứ.
Di tích hang Láng thuộc xã Chiềng Châu, nằm trong lòng núi Pù
Cha Luông, ở độ cao 30 m so với chân núi. Hang Láng được phát hiện vào tháng
10/1976. Tại hang các nhà khoa học đã tìm thấy sự cấu tạo của tầng văn hoá và
chủng loại hiện vật mang đặc trưng của Văn hoá Hoà Bình. Điều đó chứng tỏ đây
là một di chỉ cư trú của người nguyên thủy. Hang được công nhận Di tích lịch sử
cấp quốc gia năm 2005.
Hang Mỏ Luông (Hang Bó Luông) nằm trên dãy
Pù Kha, thị trấn Mai Châu. Hang có 4 động với độ sâu khoảng 500 m. Hang Mỏ
Luông tạo ra cảm giác lạ cho những người đặt chân vào đó bởi nét hoang sơ giữa
thời hiện đại. Trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến, quân dân ta đã
nhiều lần chọn Hang Mỏ Luông làm căn cứ để họp bàn kế hoạch tác chiến,
chứa vũ khí, đạn dược. Vì vậy, người dân Mai Châu còn gọi đây là Hang Bộ Đội.
Hang Mỏ Luông được công nhận di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2000.
Hang Chiều-Mai Châu
Hang Chiều nằm ở hướng Tây
Hang Piềng Kẻm thuộc xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu. Hang có tổng chiều dài khoảng 90
m. Nền hang khô ráo và bằng phẳng, với những dải nhũ lớn nhỏ, uốn lượn tạo nên
nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ, cùng những dáng vẻ, hình thù kỳ lạ. Như một thế giới sinh
linh ẩn hiện, sống động làm đắm say lòng người. Hang Chiều được công nhận
Danh thắng quốc gia năm 2005.
Mai Châu nổi tiếng với nét văn hóa dân tộc
truyền thống qua các lễ hội đặc sắc.
Lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái ở Mai Châu được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Thái. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Thái nói chung và người Thái ở Mai Châu nói riêng.
Lễ hội Xên
bản, Xên mường mang
ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn nhớ về cội nguồn, tỏ lòng thành kính tổ tiên,
thần linh và mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và no ấm. Những hoạt
động trong ngày đầu tiên của lễ hội là làm lễ, múa hát, đánh trống chiêng. Sang
đến ngày thứ hai sẽ diễn ra các cuộc thi bắn súng và cung nỏ, bên cạnh đó còn
có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc của người Thái như chơi cù quay, ném
còn, hát đối đáp…
Lễ hội Lồng Tồng của người Tày mang ý nghĩa cầu mùa, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa,
mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm với rất nhiều các thành phần lễ hội sinh động
vào những ngày đầu xuân từ mùng 5 đến 15 tháng giêng âm lịch hằng năm.
Vào những ngày này, tất cả mọi nhà
trong bản làng đều tham gia làm lễ và nhà nào cũng có mâm cúng gà luộc, bánh
chưng, thịt lợn, trứng luộc, xôi đỏ xôi vàng tất cả lễ vật cúng đó thể
hiện những ước ao, khát vọng về một cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu.
Các hoạt động diễn ra trong lễ hội
như múa sư tử, ném còn, đi cà kheo, đánh quay, đẩy yến, đá cầu, đẩy gậy, múa
xòe, kéo co… Đặc biệt là phần hát đối đáp của nam nữ thanh niên người dân
tộc Tày diễn ra suốt đêm.
Lễ hội Cồng Chiêng của người Mường được tổ chức
vào những ngày xuân, những ngày lễ tết, với tiếng cồng tiếng chiêng vang lên
cầu chúc cho mỗi gia đình bình an và no ấm. Ngoài ra, lễ hội còn được biết đến
với tên gọi khác là lễ hội Xéc Bùa, đây là lễ hội mang âm hưởng lạc quan và
tươi vui.
Vào những ngày lễ hội, những người
biết hát và biết đánh cồng chiêng khi đi chúc Tết hay chúc mừng các gia đình sẽ
đi theo thứ tự, đánh chiêng, làm thơ theo lối ứng khẩu ca ngợi gia chủ, cầu
chúc làm ăn phát đạt và chủ nhà đổi lại sẽ mang lễ vật ra cùng hát đối đáp.
Hoạt động diễn ra hết nhà này sẽ qua nhà khác.
Lễ hội "Gầu
tào” của
dân tộc Mông ở Mai Châu thường tổ chức sau tết cổ truyền của dân tộc Mông, có
thể kéo dài 9 ngày nếu tổ chức ba năm một lần hoặc 3 ngày nếu tổ chức ba năm
liên tiếp. Thông thường, các gia đình cử ra một người đi chặt cây để làm cây
nêu ngay từ cuối tháng Chạp. Nơi trồng cây nêu chính là địa điểm mở hội, ở đó
sẽ tổ chức lễ dựng nêu (thường là ở đỉnh đồi). Lễ cúng được làm ở ngay chân cột
nêu, gia chủ khấn vái mời tổ tiên và các vị thần về phù hộ độ trì, mong cho tất
cả bình yên, cuộc sống suôn sẻ.
Lễ hội Chá chiêng được tổ chức vào
dịp cây cối đâm chồi, nảy lộc, lúc "soái boóc mạ” (lá non cây mạ) buông rủ
xuống mượt mà, mềm mại. lễ Chá chiêng gắn với mùa hoa mạ, hoa ban (mùa xuân).
Lễ hội Chá chiêng là một sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của
người Thái ở Mai Châu. Theo quan niệm của người Thái ở Mai Châu, ông Mo Mùn là
người có uy tín lớn trong xã hội cộng đồng qua việc chăm sóc phần hồn cho người
dân, những người ốm đau được ông Mo Mùn cúng chữa bệnh, trở thành con nuôi của
ông Mo Mùn. Những người này gọi là Lục Liểng hay Lục Nà, Lục Mày. Cứ ba năm,
ông Mo Mùn lại tổ chức một lễ cúng tạ ơn Then Luông và các Then khác nhau của
mường Trời. Ngày lễ này, Then Luông và tất cả các quan quân của mường trời đều
xuống trần gian ăn cỗ. Lễ hội này tạo cho người dân lao động một tinh thần sảng
khoái, vui nhộn mà dưới chế độ phong kiến họ hiếm có dịp được vui thế. Đến với
Lễ hội Chá chiêng, người dân lao động được tự do bày tỏ nỗi niềm, nỗi khát
vọng, những tài năng hồn nhiên của mình thông qua các động tác nghệ thuật dân
gian, thông qua những lời mo, lời khắp say mê kéo dài thâu đêm suốt sáng.
Lễ hội Kháu mọc, Kháu
mờ (Lễ cơm mới) là
lễ báo hiếu và tạ ơn tổ tiên sau một năm làm ăn mùa màng bội thu và xin phép tổ
tiên được ăn cơm mới, tỏ ý không dám ăn trước, không nỡ ăn khi chưa được dành
phần cho tổ tiên trước. Một năm chỉ tổ chức một lần vào ngày tốt lành trong
tháng tám âm lịch. Lễ cơm mới do trưởng họ tổ chức, gia đình trưởng họ làm lễ
nhưng cả họ hàng nội, ngoại đến dự, thậm chí cả
hàng xóm cũng có mặt rất đông.
Lễ hội ở Mai Châu của các dân tộc đều mang những
giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc với ý nghĩa bản sắc dân tộc riêng tạo nên sự
đa dạng trong nền văn hóa du lịch Mai Châu. Chính nét đẹp này đã góp phần tạo
nên sức hút đặc biệt thu hút khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng
tới Mai Châu.
PV(tổng hợp)