(HBĐT) - 4. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án
- HG, ĐT tại Tòa án là một thủ tục tiền tố tụng, không phải là thủ tục bắt buộc, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đồng ý hoặc không đồng ý giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng cơ chế HG, ĐT tại Tòa án, nếu đồng ý thì thực hiện việc HG, ĐT theo quy định của Luật HG, ĐT, không đồng ý thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
- Trong quá trình HG, ĐT, HGV luôn luôn phải tôn trọng sự tự nguyện của đương sự, các nội dung thỏa thuận, thống nhất phải phản ánh đúng ý chí của các bên tham gia HG, ĐT; tuyệt đối không được đe dọa, ép buộc, các thỏa thuận phải thống nhất.
- Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia HG, ĐT.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- HGV phải giải thích, hướng dẫn và bảo đảm các thỏa thuận, thống nhất của các bên không vi phạm những quy định đó.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc HG, ĐT phải được giữ bí mật theo quy định của luật.
- HGV, các bên tham gia HG, ĐT, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia HG, ĐT không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình HG, ĐT. HGV có quyền và nghĩa vụ từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên tham gia HG, ĐT đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
- Phương thức HG, ĐT được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
- Về thời điểm hòa giải: HGV có thể tiến hành HG, ĐT ở thời điểm nào mà mình thấy thích hợp, không bắt buộc phải thu thập đầy đủ chứng cứ mới hòa giải; tùy theo mỗi vụ việc cụ thể, hòa giải viên sẽ xác định thời điểm tiến hành hòa giải, có thể tiến hành trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc, quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi nhất để tất cả các bên có thể tham gia HG, ĐT.
- Về địa điểm tiến hành hòa giải, có thể tiến hành HG, ĐT tại phòng hòa giải hoặc ở địa điểm khác mà các bên đã thống nhất, HGV tôn trọng sự thống nhất về việc chọn lựa địa điểm hòa giải của các bên.
- Về phương pháp hòa giải, trong suốt quá trình hòa giải, HGV được phép linh hoạt trong việc thực hiện các hoạt động cần thiết cho việc hòa giải, trừ những hoạt động vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội; HGV thực hiện việc tiếp xúc riêng với mỗi bên tranh chấp (họp kín), họp chung với các bên một lần hoặc nhiều lần.
- HGV tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong HG, ĐT là tiếng Việt. Người tham gia HG, ĐT có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị HGV bố trí phiên dịch cho mình.
- Người tham gia HG, ĐT là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong HG, ĐT tại Tòa án. Quá trình HG, ĐT phải bảo đảm quyền bình đẳng về giới, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em, trường hợp phải chỉ định HGV đối với vụ việc có liên quan đến người dưới 18 tuổi thì thẩm phán chỉ định HGV có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý của người dưới 18 tuổi.
Minh Phượng (Sở Tư pháp)
(HBĐT) - Thượng tá Đinh Quốc Trình, Trưởng Công an huyện Tân Lạc cho biết: Những tháng đầu năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khó lường, lực lượng Công an huyện đã phải "căng” mình trên cả 2 mặt trận: Vừa tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB), vừa tập trung lực lượng đấu tranh hiệu quả với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.
(HBĐT) - Chủ động khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì Nhân dân phục vụ. Đó là quan điểm chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Ban Giám đốc Công an tỉnh trong thực hiện dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) và dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân (CCCD) trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2020 và đầu năm 2021, toàn tỉnh xây dựng mới và ra mắt 9 mô hình tự quản về ANTT gồm: "Quản lý, giáo dục giúp đỡ, phòng ngừa người mắc bệnh tâm thần gây mất ANTT" trên địa bàn huyện Cao Phong; Cụm an ninh giáp ranh giữa xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) và xã Toàn Sơn (Đà Bắc); Cụm an ninh giáp ranh bảo vệ ANTT giữa xã Yên Mông (TP Hòa Bình) và xã Tinh Nhuệ (Thanh Sơn - Phú Thọ); "Xã an toàn không có ma túy" tại xã Độc Lập (TP Hòa Bình); "Tổ an ninh tự quản" tại xã Hợp Thành (TP Hòa Bình); thanh niên nói không với tệ nạn xã hội tại xã Tân Vinh (Lương Sơn); "Tổ tuyên truyền, vận động đảm bảo ANTT và tố giác tội phạm" tại xã Định Cư (Lạc Sơn); Cụm an ninh giáp ranh giữa 6 xã của 3 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và Thạch Thành (Thanh Hóa).
(HBĐT) - Theo thống kê, trong tháng 1, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết, 7 người bị thương. Địa bàn xảy ra ở TP Hòa Bình, các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Cao Phong, Mai Châu.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Hoài (Lạc Thủy) hỏi: Đề nghị cho biết người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng phải báo trước về thời gian như thế nào?
(HBĐT) - Thông tư số 129/2020/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân có hiệu lực từ ngày 22/1/2021, theo đó: