(HBĐT) - "Từ việc xây dựng mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy” đã trang bị cho học sinh, giáo viên, nhân viên các nhà trường trong toàn huyện kiến thức, kỹ năng phòng tránh, không thử, không tham gia sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường quản lý con em, học sinh nêu cao ý thức tự giác phòng tránh, không mắc tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy (TNMT) nên trong nhiều năm qua, Đà Bắc không phát hiện trường hợp học sinh sử dụng ma túy” - đồng chí Quản Văn Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc nhấn mạnh.

Tỉnh Đoàn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức truyền thông phòng, chống tội phạm trong thanh thiếu niên, học sinh tại xã Xăm Khoè (Mai Châu).

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện có 49 trường học thuộc quyền quản lý của Phòng GD&ĐT huyện; 6 trường THPT thuộc quản lý của Sở GD&ĐT. Phần lớn các trường đều thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ sông Đà, vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất nhiều trường học còn thiếu, điều kiện nội trú, bán trú cho học sinh chưa được đảm bảo. Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TU, ngày 26/5/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo đối với việc nhân rộng mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy”, huyện Đà Bắc đã có 13 nhà trường xây dựng mô hình (5 trường thuộc quản lý của Sở GD&ĐT, 8 trường thuộc quản lý của Phòng GD&ĐT huyện). "Thấy rõ được hiệu quả của mô hình nên từ năm 2020 đến nay, huyện tiếp tục xây dựng, nhân rộng và ra mắt thêm 6 đơn vị mô hình, đưa tổng số mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy” lên 19 đơn vị. Từ việc triển khai thực hiện hiệu quả mô hình đã góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về phòng, chống TNMT. Không để tội phạm và TNMT xâm nhập vào môi trường sư phạm” - đồng chí Quản Văn Giang chia sẻ thêm.

Không chỉ ở Đà Bắc mà theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành GD&ĐT có số lượng rất lớn cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV). Năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 532 đơn vị, trường học từ mầm non đến phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp; 151 trung tâm học tập cộng đồng. Toàn ngành có 19.081 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 231.529 HSSV, học viên. Do vậy, việc quản lý, giáo dục, ngăn chặn tội phạm, TNMT xâm nhập vào môi trường học đường, nhất là trong điều kiện HSSV đang ở lứa tuổi hiếu động, dễ bị kích động, lôi kéo là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Đặc biệt, các đối tượng tội phạm về ma túy đang có xu hướng tấn công mạnh vào các nhà trường, hướng đến đối tượng là HSSV dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.

Xuất phát từ thực trạng đó, thời gian qua, công tác phòng chống ma túy (PCMT) ở tất cả các cấp học luôn được ngành GD&ĐT coi trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, Sở GD&ĐT đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai nghiêm túc việc giám sát, kiểm tra thực hiện công tác PCMT trong các trường học. Phối hợp các ngành có liên quan xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch liên ngành PCMT trong học đường. Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PCMT. Ngay khi bước vào năm học mới, tổ chức ký cam kết giữa nhà trường và học sinh không liên quan đến ma túy. Cùng với đó, Sở GD&ĐT đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục PCMT trong nhà trường. Từ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các nội dung về công tác PCMT đã góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, trách nhiệm của các đơn vị, trường học, cán bộ, giáo viên, HSSV trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với TNMT. Các trường học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục PCMT trong chương trình và hoạt động giáo dục chính khóa; tổ chức đánh giá, rà soát thực trạng tình hình HSSV và cán bộ, giáo viên liên quan đến TNMT; thường xuyên kiểm tra đối tượng là giáo viên, HSSV có biểu hiện nghi liên quan đến ma túy, nghiện ma túy để kịp thời ngăn chặn, giáo dục, quản lý. Đặc biệt quan tâm xây dựng trường học đảm bảo an toàn, thân thiện, không có ma túy...

Với việc thực đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả nên công tác PCMT trong trường học trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. 100% trường học, cơ sở giáo dục được tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy; được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tệ nạn ma túy. Tính đến tháng 7/2021, toàn tỉnh có 51 trường học xây dựng được mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy”. "Đây chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để ngăn chặn không cho TNMT xâm nhập học đường” - đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT nhấn mạnh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Lĩnh 17 năm tù vì đi vận chuyển ma túy thuê lấy 300 nghìn đồng

(HBĐT) - Ngày 28/8, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Vàng A Dơ (SN 1997), trú tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) về hành vi "vận chuyển trái phép chất ma túy” theo điểm b, khoản 3, điều 250 Bộ Luật hình sự.

Công an huyện Yên Thủy khởi tố vụ án bắt cóc trẻ em ở thị trấn Hàng Trạm

(HBĐT) - Ngày 25/6, Công an huyện Yên Thủy đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam để điều tra Lê Hoàng Anh về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 169, Bộ luật Hình sự.           

Tiếp tục phạm tội về ma túy, nữ quái lĩnh án tù chung thân

(HBĐT) - TAND tỉnh vừa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với Nguyễn Thị Bình (tên gọi khác là Ngọc - SN 1970), không có nơi cư trú rõ ràng và Nguyễn Tiến Hưng (SN 1970), trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội) về hành vi "tàng trữ trái phép chất ma túy”.

6 tháng đầu năm xảy ra 209 vụ tội phạm về trật tự xã hội

(HBĐT) -Theo báo cáo của Công an tỉnh, 6 tháng đầu năm 2021, về tình hình tội phạm trật tự an toàn xã hội, trên địa bàn tỉnh xảy ra 209 vụ, làm chết 6 người, bị thương 34 người, tài sản thiệt hại ước tính 16,2 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2020 giảm 2 vụ = 0,1%).

Sắc sảo trên trận tuyến chống tội phạm về kinh tế

(HBĐT) - Để đưa các vụ án kinh tế ra ánh sáng là một quá trình đấu trí cam go của các trinh sát với tội phạm "cổ cồn trắng". Bởi tội phạm kinh tế, buôn lậu ngày càng diễn biến phức tạp, quy mô lớn, có sự câu kết chặt chẽ về phương thức, thủ đoạn hoạt động. Thành công của lực lượng Cảnh sát kinh tế trong những năm qua có sự đóng góp không nhỏ của thiếu tá Đinh Công Quyền, điều tra viên, Phó đội trưởng Đội chống buôn lậu và gian lận thương mại, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh), điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua của đơn vị.

Chuyển hóa địa bàn trọng điểm về trật tự xã hội  

(HBĐT) - Công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội (TTATXH) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, trong đó lực lượng Công an là lực lượng tham mưu, nòng cốt. Khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác này giai đoạn 2017 - 2020, các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; huy động sức mạnh tổng hợp chuyển hóa đạt các chỉ tiêu đã đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục