Đến nay, huyện Kim Bôi mới có 7/16 xã hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tiêu chí rất khó đối với các xã trên hành trình phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.


Đường giao thông thuộc địa bàn xóm Ngheo, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) dù đã cứng hóa nhưng cần được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn mới.

So với đánh giá tại thời điểm tháng 9/2020 (kết quả 14/16 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông), bước vào giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 7 xã: Xuân Thủy, Hợp Tiến, Hùng Sơn, Bình Sơn, Kim Bôi, Tú Sơn, Đú Sáng không còn đạt tiêu chí số 2. Thêm 2 xã Cuối Hạ và Nuông Dăm, hiện toàn huyện có 9 xã chưa đạt tiêu chí số 2. Thực tế xuất hiện nhiều áp lực trong công tác đầu tư hạ tầng giao thông, mặc dù đây là ưu tiên hàng đầu khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.

Ghi nhận đến cuối tháng 6/2024, trong nhóm các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, giao thông vẫn là tiêu chí có kết quả thực hiện thấp nhất với 7/16 xã hoàn thành. Trong khi đó, 100% xã đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch, tiêu chí số 6 về điện, tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 15/16 xã đạt tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư... Thực tế cho thấy giao thông là tiêu chí rất khó vì có nhiều áp lực trong quá trình thực hiện, mặc dù địa phương luôn xác định đây là nội dung được ưu tiên hàng đầu trong xây dựng NTM cũng như trong phát triển KT-XH.

Đồng chí Quách Ngọc Hà, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Bôi trao đổi: Hiện nay, toàn huyện có tổng số 1.092 km đường bộ do UBND cấp huyện, xã quản lý. Trong đó, có trên 689 km đã được bê tông xi măng; trên 50 km đường cấp phối; 54 km được đá dăm nhựa; trên 8,5 km được bê tông nhựa… Còn lại khoảng 288 km đường đất. Nhìn chung, hệ thống đường huyện, đường nội thị, đường xã được đầu tư khá đồng bộ, kết nối hợp lý với đường tỉnh và hệ thống giao thông liên vùng nên cơ bản đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao hơn thì nhu cầu đầu tư hệ thống giao thông của huyện cũng gia tăng. Trong khi đó, công tác đầu tư xây dựng, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) lại gặp nhiều thách thức bởi vì huyện có diện tích rộng, các xã có địa hình đồi núi phức tạp, KT-XH còn nhiều khó khăn, các nguồn lực đầu tư còn hạn chế. 

Thực tế những năm qua, huyện Kim Bôi luôn chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, bởi đây là nền tảng quan trọng phục vụ phát triển KT-XH. Cùng nỗ lực huy động các nguồn vốn từ Chương trình 135 trước đây, chương trình xây dựng NTM, vốn xây dựng cơ bản hàng năm của huyện, đề án cứng hóa GTNT... để đầu tư thực hiện các hạng mục nâng cấp, sửa chữa, mở rộng mới, huyện đã triển khai sâu rộng Chiến dịch toàn dân làm GTNT đều đặn 2 kỳ/năm, nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác quản lý kết cấu hạ tầng GTNT trên địa bàn... 

Theo đánh giá của UBND huyện, các tuyến đường trên địa bàn đang được quản lý đảm bảo giao thông thông suốt, không có vị trí hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, huyện xác định còn 40 tuyến đường có mặt đường không êm thuận, không đảm bảo tầm nhìn, không đảm bảo giao thông thuận tiện, an toàn trong cả 4 mùa, khó khăn nhất là trong mùa mưa. Đáng lưu ý tại một số xã thuộc vùng sâu, vùng xa như Nuông Dăm, Cuối Hạ… có các trục đường GTNT thực hiện bằng hình thức Nhà nước hỗ trợ, nhân dân tự làm được đầu tư từ những năm 2003 - 2008, mặt đường bê tông xi măng nhỏ Bm=2-2,5m chưa đủ chiều rộng, chiều dày theo quy định. Hiện nay, các trục đường này đã xuống cấp, bề rộng nhỏ, mặt đường không còn đảm bảo êm thuận, khi mưa xuống tạo thành các vũng nước lớn và lầy lội gây khó khăn trong lưu thông, giảm mức độ an toàn. Vì thế, rất cần được đầu tư nâng cấp để vừa đáp ứng nhu cầu thực tế, vừa góp phần đắc lực thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM của địa phương.

Khánh An


Các tin khác


Nhịp sống mới ở khu dân cư kiểu mẫu Suối Sếu A

Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), thôn Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã khoác lên mình tấm áo mới no ấm, khang trang. Thành quả hôm nay là sự nỗ lực lớn của người dân trong thôn với nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực.

Xã Nam Thượng trên đường về đích nông thôn mới nâng cao

Mấy tháng nay, hầu như ngày nào ông Bùi Văn Hòa ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) cũng đưa cháu ra sân nhà văn hóa thôn chơi. Ở đây, vào các buổi chiều, nhiều người dân trong thôn đến chơi thể thao. Ông Hòa cho hay: Những năm trước, nhà văn hóa xuống cấp không có dụng cụ thể thao nên chỉ có thanh niên đến đá bóng. Xây dựng nông thôn mới (NTM), các gia đình trong thôn góp tiền mua trang thiết bị thể dục thể thao, sửa nhà văn hóa. Có chỗ chơi, tập thể dục, trẻ em được nghỉ hè thường xuyên đến chơi, ít xem điện thoại hơn.

Xã Thành Sơn vượt khó xây dựng nông thôn mới

Xã Thành Sơn (Mai Châu) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Pù Pin, NoLuông, Thung Khe. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã khó khăn, địa hình chia cắt, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống Nhân dân chưa ổn định, nguồn sống chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp. Đây là khó khăn lớn khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ( NTM).

"Gia đình 5 có, 3 sạch" nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã triển khai mô hình "Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch”. Mô hình mới thu hút đông đảo cán bộ, hội viên trong tỉnh tham gia, mang lại hiệu quả tích cực.

Khu dân cư Trung Thành, xã Thịnh Minh chung sức xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo nên sự đổi thay mạnh mẽ về diện mạo ở các KDC, được nhân dân sôi nổi hưởng ứng, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cùng với các KDC trên địa bàn xã, nhân dân KDC Trung Thành, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) tích cực tham gia chương trình NTM, đồng lòng, chung sức xây dựng KDC văn minh, tiến bộ, góp phần đưa xã Thịnh Minh trở thành xã NTM nâng cao theo đúng lộ trình.

Huyện Lạc Thủy xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025: Nhiều thách thức trên chặng đường mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lạc Thủy nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu toàn tỉnh với những kết quả khá nổi bật và toàn diện. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện có 8/8 xã đạt chuẩn NTM, 4/8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2020. Tuy nhiên, bước vào lộ trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, Lạc Thủy phải đối mặt với nhiều thách thức với những chỉ tiêu, tiêu chí đòi hỏi mức độ đạt cao hơn giai đoạn trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục